Chuyên mục
Công nghệ Tổng hợp

Thẩm thấu ngược là một quy trình công nghệ dùng để sản xuất nước sạch

Thẩm thấu ngược (tiếng Anh gọi là reverse osmosis, viết tắt R.O.) là một quy trình công nghệ dùng để sản xuất nước sạch cho dân dụng.

Thẩm thấu ngược bao gồm một quá trình làm sạch nước ban đầu được phát triển để khử muối có trong nước biển. Ý tưởng tạo ra quá trình này là làm cho nước biển có thể sử dụng được cho các hoạt động của cuộc sống như dùng để uống, giặt giũ, tái chế và thậm chí có thể sản xuất năng lượng. Quá trình này đã rất thành công và nó hoạt động một cách hiệu quả trong việc loại bỏ muối và các khoáng chất biển khác ra khỏi nước biển. Các nhà máy xử lý nước và các hệ thống thiết bị làm sạch đã sử dụng nhiều quá trình thẩm thấu ngược để lọc sạch và làm thanh khiết nước.

Theo Hiệp hội khử muối Quốc tế (International Desalination Association-IDA), có hơn 1300 nhà máy nước đang vận hành thành công với công nghệ thẩm thấu ngược. Nước đã được làm sạch được sử dụng cho các mục đích công nghiệp cũng như sản xuất nước đóng chai.

Quy trình xử lý

Để hiểu được quá trình thẩm thấu ngược, đầu tiên chúng ta phải xem xét quá trình thẩm thấu. Nước có xu hướng di chuyển sang các dung dịch hòa tan có nồng độ cao. Thẩm thấu là quá trình xảy ra giữa hai dung dịch, được ngăn bởi một lớp màng bán thấm và một trong hai dung dịch có nồng độ cao có xu hướng làm cân bằng chúng vì nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn làm cho cân bằng tỉ lệ hòa tan dung môi. Khi thẩm thấu ngược, áp suất được áp dụng để giữ nước khỏi di chuyển sang dung dịch có nồng độ cao. Khi nước được đẩy sang dung dịch có nồng độ thấp hơn và đi qua một lớp màng được đục lỗ, chất tan được tách ra khỏi dung dịch và chỉ có nước nguyên chất đi qua được lớp màng bán thấm.

Màng lọc RO

Màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit, công nghệ lọc RO được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước và phát triển hoàn thiện vào thập niên 70. Đầu tiên nó nó được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Hoa Kỳ. Được phát minh bởi nhà khoa học Oragin. Sau này công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất, như sản xuất nước uống, cung cấp nước tinh khiết cho sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay phòng thí nghiệm…

Nguyên lý hoạt động của màng RO

Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường, nhờ lực hấp dẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc (chẳng hạn như lõi lọc dạng gốm Ceramic). Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây có thể gọi là quá trình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất..có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải (giống như nguyên lý hoạt động của thận người). Trong khí đó các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ 0,0001 micromet (nhỏ hơn 500,000 lần so với đường kính một sợi tóc của con người) nhờ áp lực dư, với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua.

Quy trình xử lý nước uống tinh khiết theo công nghệ R.O. (trên máy lọc nước RO gia đình tiêu chuẩn) gồm có các công đoạn như sau:

  • PP (Polipropylen): kích thước của cặn lọc được, từ 1 µm đến 5µm; Lọc giữ lại tạp chất dạng như: cát, rong rêu, gỉ sắt…
  • Carbon (UDF): Hấp thụ ion kim loại nặng, khử hóa chất, độc tố.
  • Carbon (CTO): Khử màu, khử mùi, làm trong nước, cân bằng độ pH.
  • Màng lọc R.O (R.O. membrane): Kích thước của cặn lọc được là 0,001µm; Lọc thải vi khuẩn, làm giảm độ TDS, tạo ra nguồn nước tinh khiết.
  • Carbon T/33: Làm từ than hoạt tính của dừa, có tác dụng làm cho nước uống có vị ngọt mát tự nhiên.

Các loại nước mà một hệ thống thẩm thấu ngược xử lý được:

Đối với một hệ thống thẩm thấu ngược, nước đầu vào có thể lấy từ ba nguồn chủ yếu. Nước máy, nước ngầm và nước biển. Nước máy là nguồn phổ biến nhất sử dụng cho các hệ thống thẩm thấu ngược. Các tạp chất và cặn có trong nước máy có thể được loại bỏ dễ dàng với một hệ thống RO và hơn nữa, nó cũng làm mềm nước và loại bỏ được các loại mùi vị. Nước lấy từ các nguồn này, sau khi đi qua hệ thống RO được phân loại dựa trên cơ sở hàm lượng Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid-TDS) có trong nước. Hiệp hội sức khỏe Mỹ (American Health Association-AHA [1]) đã công bố rằng chỉ số TDS có trong nước uống nên nhỏ hơn 1,000 PPM. Nước có hàm lượng TDS cao hơn có thể được dùng cho các mục đích công nghiệp khác như phục vụ nông nghiệp, khai thác mỏ, đóng chai…

Ứng dụng của hệ thống thẩm thấu ngược trong hộ gia đình

Các hệ thống thẩm thấu ngược được thiết kế cẩn thận hơn cho các mục đích của hộ gia đình và có các lớp màng lọc có chất lượng cao để đảm bảo có được nước uống chất lượng cao với hàm lượng TDS ít nhất. Một vài điểm đặc trưng quan trọng hơn của các hệ thống thẩm thấu ngược trong hộ gia đình được đề cập dưới đây:

  • Nước lọc qua hệ thống lọc sẽ đạt mức tinh khiết và có thể uống được ngay
  • Quá trình lọc được chia thành các giai đoạn như: Tiền xử lý, lọc thô, loại bỏ các tạp chất như bùn đất, rỉ sét…
  • Các lớp màng lọc có thể được thay thế dễ dàng và chỉ mất ít chi phí.
  • Vòi nước lọc có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị phân phối nước của bạn.
  • Hệ thống hoạt động tự động, có thể tự ngắt quá trình lọc khi bình nước đầy, hoặc nguồn nước đầu vào không có.
  • Các máy lọc nước RO hiện nay có thể có từ 5 đến 10 cấp lọc tùy thuộc các đặc điểm sử dụng

Một số bộ phận cơ bản của hệ thống thẩm thấu ngược dùng trong các hộ gia đình:

Lọc sơ cấp

Một bơm áp suất được sử dụng để tạo ra áp lực bên ngoài đẩy nước đi qua hệ thống lọc. Ở công đoạn này, nước được trải qua quá trình tiền xử lý loại bỏ các chất gây ô nhiễm như cát, chất bẩn và các khoáng chất lắng đọng khác. Các lõi lọc sử dụng ở đây gọi là lõi lọc cặn. Thỉnh thoảng khi nước bị hoài nghi nhiễm xăng dầu, lõi lọc cacbon cũng sẽ được sử dụng trong công đoạn lọc sơ cấp để bảo vệ các lớp màng lọc.

Thiết bị thẩm thấu ngược (Màng lọc RO):

Thiết bị thẩm thấu ngược là yếu tố cơ bản của hệ thống. Các lớp màng thẩm thấu ngược được thiết kế đặc biệt được sử dụng trong thiết bị này để lọc nước và loại bỏ khỏi nước tất cả các loại tạp chất, vi khuẩn. Có hai dạng màng thẩm thấu ngược được sử dụng phổ biến. Màng làm từ vật liệu Cellulose tri-acetate (CTA) dạng cuộn xoắn có khả năng chịu được clo và sẽ không bị hư hại bởi sự có mặt của clo trong nước. Màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt không có khả năng chịu được clo và cần phải có các lõi lọc cacbon trong công đoạn xử lý sơ cấp. Với một nguồn nước vào đều đặn, thiết bị thẩm thấu ngược có thể sản xuất một triệu galông nước trong một ngày.

Lọc thứ cấp

Các lõi lọc thứ cấp được sử dụng để loại bỏ các loại mùi vị có thể có trong nước. Lọc thứ cấp thường là các lõi lọc cacbon và nước sẽ đi qua chúng sau khi đi ra khỏi thiết bị thẩm thấu ngược.

Bộ khống chế dòng chảy và hệ thống nước thải

Thiết bị thẩm thấu ngược cũng có một đường nước thải để cho thoát tất cả các tạp chất và chất gây ô nhiễm ra khỏi hệ thống. Ống nước thải và ống cấp nước sạch đều được gắn vào thiết bị thẩm thấu ngược, do đó cần phải có một bộ phận khống chế dòng chảy để giữ nước sạch không đi xuống đường nước thải.

Bình chứa nước

Một bình chứa lớn được sử dụng để tích trữ nước đã được lọc. Bình nước này thường có thể tích trữ lên đến 2.5 galông nước. Nước này có thể được dùng cho các mục đích để uống hoặc bất cứ nhu cầu sử dụng hàng ngày nào khác.

Nguồn wikipedia

Chuyên mục
Tổng hợp

Nước hydrogen là gì? Công dụng của nước hydrogen. Những lưu ý khi sử dụng

Máy lọc nước hydrogen tạo ra nước hydrogen chứa Hydro, uống tốt cho sức khỏe vì giúp trung hòa lượng axit dư thừa và loại bỏ hiệu quả các tác nhân gây hại trong cơ thể.

Nước hydrogen là gì?

Nước hydrogen là nước có hòa tan khí hydrogen, không màu, không mùi và không vị. Giống như nước uống có gas bổ sung carbonat, nước giàu oxy chứa nhiều oxy hòa tan thì nước hydrogen có nhiều hydro. Đây là nguyên tử có trọng lượng nhỏ nhất trên hành tinh, được ứng dụng nhiều lĩnh vực trong đời sống và y tế.

Độ pH bình thường của nước tinh khiết là 7, còn ở nước hydrogen do chứa các ion H+ nên có độ pH ở mức kiềm nhẹ là 8.0 – 8.5. Theo tiêu chuẩn tại Việt Nam, giá trị pH cho phép dùng để uống là 6.5 – 8.5, do đó nguồn nước hydrogen nằm trong khoảng cho phép của Bộ Y Tế.

Các tính chất cần có của nước hydrogen

Nước hydrogen có chỉ số oxy hóa khử ORP trong khoảng -100 đến -150 và mức độ hydrogen hòa tan 140 – 200ppb, giúp trung hòa và loại bỏ các tác nhân oxy hóa mạnh.

Để nhận biết nước có giàu hydrogen, cách đơn giản nhất là bạn có thể dùng mắt để quan sát các hạt bóng khí, bọt khí bám vào thành cốc sau khi bạn rót nước từ máy lọc nước.

Lợi ích mà nước hydrogen mang lại

Loại bỏ axit dư thừa và các tác nhân gây hại

Nước hydrogen không chỉ có tính kiềm mà còn có tính khử mạnh, giúp ức chế sự kích thích của các tác nhân gây hại, cân bằng lượng axit trong nước, đồng thời chống lại các chất oxy hóa.

Vì đặc tính trên mà nước hydrogen có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do axit dư thừa, đồng thời bảo vệ sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Trung hòa các tác nhân gây lão hóa

Nước hydrogen có thể cung cấp electron, làm giảm các gốc tự do nhằm kháng lại các tác nhân oxy hóa, gây lão hóa. Vì vậy, nguồn nước hydrogen vô cùng hữu ích cho các chị em giữ mãi nét đẹp của làn da, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Cân bằng độ pH cơ thể

Nước hydrogen chứa các ion H+ có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa, đồng thời cân bằng độ pH trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi và căng thẳng hiệu quả.

Cải thiện tình trạng bệnh lý

Nước hydrogen có tính khử mạnh, chống viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn sự tác động của các tác nhân gây hại đến DNA và các thành phần tế bào quan trọng khác. Chưa hết, loại nước này còn giúp làm giảm mức cholesterol nên có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề bệnh lý như: tiểu đường, gout, cao huyết áp, bệnh phổi,…

Một số lưu ý khi sử dụng nước hydrogen

Nên dùng ngay sau khi rót ra

Hydrogen là các phân tử có kích thước siêu nhỏ, tồn tại trong nước do hình thành các liên kết hydrogen nên giữ được trong nước một khoảng thời gian. Tuy nhiên, hydrogen là khí dễ bay hơi, đặc biệt quá trình bay hơi lại phụ thuộc vào nhiệt độ của nước.

Nếu nước ở nhiệt độ 25 độ C thì thời gian ở trong nước là trên 15 phút. Nếu cao hơn thì sẽ bay hơi ngay lập tức. Vì thế, bạn nên uống ngay khi rót nước hydrogen ra ngoài để tránh làm giảm chất lượng nước, không còn giá trị khi uống.

Nước hydrogen vẫn có thể đun sôi

Nước hydrogen rất dễ bay hơi, tuy vẫn đun sôi được bình thường nhưng khi đun sôi thì hàm lượng hydrogen sẽ bay hơi hết, còn lại là nước thường. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy uống nước hydrogen ngay sau khi lấy từ vòi ra.

Trẻ nhỏ vẫn có thể sử dụng nước hydrogen

Nhiều người nghĩ trẻ nhỏ không uống được nước hydrogen. Tuy nhiên, nó hoàn toàn phù hợp với cả trẻ nhỏ, kể cả trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng khi cho trẻ uống, bạn cần hâm nóng nước trên 63 độ C để đảm bảo nước không bị tái nhiễm vi khuẩn trong khi rót ra.

Lượng nước hydrogen nên dùng mỗi ngày là bao nhiêu?

Nước hydrogen được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng từ những năm 1965. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng nước hydrogen từ 1.5 – 2 lít/ngày nếu hàm lượng ppb lớn hơn 1500, còn nếu hàm lượng này nhỏ hơn 1000 thì bạn nên uống 3 – 4 lít/ngày.

Chuyên mục
Tổng hợp

Chỉ số TDS là gì? Ý nghĩa của TDS trong nước

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về thuật ngữ TDS hoặc biết đến TDS ở đâu đó bởi đây là một chỉ số khá phổ biến đặc biệt là trong xử lý nước. Vậy thực chất chỉ số TDS là gì và ý nghĩa của TDS trong nước như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngắn gọn và đầy đủ thông qua bài viết dưới đây!

Chỉ số TDS là gì?

Nước là ngọn nguồn của sự sống và đồng thời duy trì hoạt động, cuộc sống cho con người. Đứng trước những cảnh báo về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm người nước nói riêng thì con người cần một chỉ số có thể đánh giá được mức độ và chất lượng của nguồn nước.

Và TDS chính là một chỉ số hết sức quan trọng giúp con người có thể đánh giá mức độ ô nhiễm song song với chất lượng của nguồn nước sử dụng.

TDS là viết tắt của từ gì ? Đó chính là Total Dissolved Solids hãy được Việt hóa là tổng chất rắn hòa tan trong môi trường nước. Cụ thể TDS được tính bằng tổng của các ion mang điện tích như muối, kim loại dư thừa và khoáng chất. Đơn vị của chỉ số TDS thường là PPM hoặc là mg/l.

Nguồn gốc của chỉ số TDS

Nguồn gốc xuất phát của số chất rắn trong nước tới từ khá nhiều nguồn. Bao gồm : nguồn nước cấp tự nhiên, hóa chất dùng trong quá trình xử lý nước, nước thải,… Cụ thể hơn thì chất rắn không tan được tạo thành do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, lá cây, chất thải công nghiệp, sinh vật phù du,…

Ngoài ra thì những chất rắn còn được tạo bởi những kim loại nặng dư thừa, hoặc đá, không khí có chứa các thành phần phốt pho, nito, lưu huỳnh,…

Thông thường, người ta sử dụng dụng cụ bút thử nước TDS để có thể kiểm tra chính chỉ số này của nguồn nước. Và sau khi xác định được hiện tại chỉ số TDS là gì sẽ đánh giá được mức độ của nguồn nước.

Ý nghĩa của chỉ số TDS trong nước là gì ?

Song song với câu hỏi chỉ số TDS là gì thì ý nghĩa của chỉ số này cũng nhận được rất nhiều thông tin quan tâm. Dựa vào chỉ số TDS vừa đo được kết hợp cùng bảng thang đo bạn sẽ biết nguồn nước của gia đình bạn đang ở mức nào, cụ thể :

Nguồn nước an toàn với cơ thể (có thể ăn uống được) có TDS < 170PPM, bao gồm :

  • Nước có TDS <= 50PPM sẽ là nguồn nước sạch lý tưởng nhất ;
  • 50 < TDS < 90 là nước mạch ngầm, nước suối, lọc qua cacbon ;
  • TDS < 170 là môi trường nước cứng chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg ;

Nước chỉ sử dụng cho sinh hoạt nằm trong khoảng 170 – 400 PPM :

  • 200 – 300 PPM nước cứng ở mức độ nhẹ, không nên dùng cho ăn uống ;
  • 300 – 400 PPM nước có độ cứng cao, không sử dụng cho ăn uống

Nước trên 400 PPM là đặc biệt nguy hiểm và không được uống ;

TDS càng lớn thì tổng số chất rắn nguy hiểm trong nước càng nhiều. Tuy nhiên không hẳn là TDS cao thì nguồn nước càng độc hại.

Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp độc giả trả lời thành công câu hỏi chỉ số TDS là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của chỉ số này trong hệ thống lọc và xử lý nước. Quý vị nếu còn thắc mắc hoặc có câu hỏi gì, vui lòng đặt câu hỏi ngay dưới bình luận để nhận được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Đo lường chỉ số TDS tại nhà với Bút điện phân và bút thử TDS?

Để đo mức độ TDS sử dụng, hiện nay các gia đình có thể dễ dàng sử dụng bút điện phân hoặc bút thử TDS để đo các chỉ số trong nước.

Link mua giá tốt tại shopee: https://shope.ee/601qOqNSR0

Khi bạn kiểm tra nồng độ TDS có trong nước bằng bút điện phân, màu sắc của nước sẽ phản ánh hiện trạng nguồn nước của gia đình bạn đang chứa những ion kim loại nào:

  • Chỉ sủi bọt: Nước tinh khiết
  • Sủi bọt + kết tủa trắng: Nước có chứa canxi, bạc,…
  • Màu đỏ nâu, có váng: Hàm lượng Fe trong nước cao
  • Màu xanh lơ, có vẩn, kết tủa: Nước có nhiều Cu
  • Ngoài ra nước có thể có màu nâu đen hoặc xám nhạt khi nước nhiễm Chì hoặc Mangan
Chuyên mục
Tổng hợp

Nước Ion Kiềm Là Gì? So Sánh Với Nước Tinh Khiết Thông Thường

Nước ion kiềm là nước có chứa các ion H+ và OH- được tạo ra từ công nghệ điện giải, phân tách nước đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Do đó, loại nước này có nhiều điểm khác biệt với nước tinh khiết thông thường.

1. Nước ion kiềm là gì?

Nước ion kiềm là loại nước chứa nhiều ion H+ và OH- được tạo ra trong quá trình điện giải tách nước. Do đó, nước này thường có độ pH dao động từ 2.0 – 11.0, có tính kiềm tự nhiên, chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, khoáng chất có lợi giúp hỗ trợ chăm sóc và điều trị bệnh hiệu quả.

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, nước ion kiềm từ lâu đã được đa số người dân ưa chuộng và trở thành một trong những bí quyết giúp kéo dài tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những lợi ích to lớn của nước ion kiềm tới sức khỏe con người: trung hòa lượng axit dư, duy trì cơ thể kiềm tính, cải thiện hệ miễn dịch…

2. Phân loại nước ion kiềm

Mỗi độ pH khác nhau sẽ cho ra một loại nước ion kiềm với công dụng khác nhau. Chi tiết có trong bảng dưới đây:

Độ pHNguồn nướcCông dụng
2.0 – 3.0Nước được tạo từ máy ion kiềmKhử trùng, sát khuẩn, cầm máu, vệ sinh đồ dùng nhà bếp, đồ chơi trẻ em…
4.0 – 6.0Nước tự nhiên và nước tạo từ máy ion kiềmSe khít lỗ chân lông, làm đẹp, chăm sóc da, tóc, vệ sinh răng miệng…
7.0Nước lọc từ máy lọc nước thông thường và máy ion kiềmUống thuốc tây, pha sữa và nấu ăn cho trẻ nhỏ (6 tháng – 5 tuổi)…
8.0 – 9.0Nước tạo từ máy tạo nước ion kiềmUống trực tiếp, nấu ăn…
10.0 – 11.0Nước được tạo từ máy điện giải nhập khẩuKhử khuẩn, tẩy rửa vết dầu mỡ, ngâm rửa rau, nấu cơm…

Ngoài ra, dựa vào lượng vi khoáng trong nước ion kiềm, người ta chia làm 2 loại nước:

  • Nước ion kiềm tự nhiên: Nước có hàm lượng vi khoáng đã có sẵn trong nước.
  • Nước ion kiềm bù khoáng: Nước có hàm lượng vi khoáng được bổ sung từ lõi lọc chức năng nhân tạo trong hệ thống máy lọc nước

3. Đặc điểm của nước ion kiềm

Khi tìm hiểu nước ion kiềm là gì bạn có thể thấy nước i-on kiềm khác với nước thông thường, nước ion kiềm có 6 đặc tính nổi bật sau đây:

  • Sử dụng uống trực tiếp, không cần đun sôi: Sở dĩ nước ion kiềm có thể uống được trực tiếp là do loại nước này đã được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, vi khuẩn và các vi sinh vật gây hại cho con người.
  • Có vị ngọt, mát của khoáng tự nhiên: Giống như nước mưa, nước ion kiềm có hàm lượng khoáng cân bằng (dưới 350mg/lít) nên nước có vị ngọt, mát tự nhiên và dễ uống.
  • Giàu kiềm tự nhiên như rau xanh: Nước ion kiềm có nhiều loại với từng mức pH khác nhau. Trong đó, độ pH từ 8.0 – 9.5 đem đến loại nước có tính kiềm tự nhiên, tốt cho vùng bụng giúp cơ thể duy trì độ pH cân bằng trong máu, trung hòa axit dư…
  • Giàu Hydrogen chống oxy hóa mạnh: Trong quá trình điện giải tách nước, phân tử nước nhận (e-) từ môi trường tạo thành các hydro hoạt tính. Do đó, nước ion kiềm chứa hàm lượng lớn hydrogen giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng đề kháng…
  • Lưu giữ nhiều khoáng chất: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỗi lít nước ion kiềm chứa tới 160 – 180 mg ion khoáng tự nhiên nên khi uống loại nước này, cơ thể được bổ sung vi khoáng, tốt cho quá trình phát triển và hình thành xương.
  • Chứa nhiều phân tử kích thước nhỏ: Quá trình điện giải đã làm thay đổi cấu trúc phân tử nước, từ kích thước 2.5 nanomet (nước thông thường) chỉ còn 0.5 nanomet. Kích thước phân tử nước nhỏ như vậy không chỉ giúp các chất dinh dưỡng dễ thẩm thấu vào cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc nhanh…

4. Tác dụng của nước ion kiềm

Tác dụng của nước ion kiềm là gì? – Sở hữu những đặc điểm ưu việt hơn so với nước tinh khiết thông thường nên nước ion kiềm cũng đem đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người:

  • Tăng vị ngon cho thực phẩm: Nước ion kiềm chứa phân tử nước kích thước siêu nhỏ chỉ 0.5 nano mét nên dễ thẩm thấu vào thực phẩm, giúp loại bỏ các chất độc hại, bảo toàn dưỡng chất, tăng thêm vị ngọt và độ thơm ngon.
  • Trung hòa axit dư: Trong quá trình sử dụng nước ion kiềm, một lượng lớn kiềm được bổ sung vào cơ thể không chỉ giúp trung hòa lượng axit dư mà còn tái tạo, duy trì sự ổn định của môi trường nội môi, đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường.
  • Chống oxy hóa: Nước ion kiềm chứa lượng lớn hydrogen nên có khả năng chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do nguy hiểm, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiều căn bệnh: tiểu đường, gout, bệnh về tiêu hóa, viêm khớp…
  • Đào thải độc tố: Do chứa nhiều phân tử nước kích thước nhỏ nên các dưỡng chất được thẩm thấu nhanh hơn, loại bỏ độc tố dư thừa, thanh lọc cơ thể, đem lại cảm giác dễ chịu.
  • Bổ sung khoáng chất: Nước ion kiềm lưu giữ nhiều khoáng chất tự nhiên (Na, Mg, K, Ca…) nên khi đi vào cơ thể, hàm lượng khoáng này cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan và hoạt động của con người.
  • Kéo dài tuổi thọ: Nước ion kiềm chứa hàm lượng lớn hydrogen và ion khoáng có lợi cho cơ thể nên không chỉ giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật mà còn đem đến sức khỏe tinh thần lành mạnh cho con người.

5. So sánh nước ion kiềm với nước tinh khiết

Nước ion kiềm và nước tinh khiết có nhiều điểm khác biệt, dưới đây là bảng so sánh chi tiết 2 loại nước này:

 Nước ion kiềmNước tinh khiết
Cách tạo nướcNước được khử mùi và lọc sạch tạp chất bằng các sợi rỗng và than hoạt tính. Tiếp đó, nước tinh khiết được tái cấu trúc và phân tách phân tử tại buồng điện phân. Sau quá trình điện phân, nước ion kiềm được sinh ra ở cực âm còn ở cực dương là nước ion axit nhẹ .Nước được đưa vào máy lọc công nghệ RO để diệt khuẩn và loại bỏ tạp chất. Sau đó nước được đóng chai hoặc bình để tiêu thụ trên thị trường.
Thành phầnH+, OH-, Mg+, Ca+, Na+…H2O
Độ pH2.0 – 11.07.0
Hàm lượng hydrogenCó (H2)Không có
Chỉ số ORP(-800) – (-300)mv(+100) – (+200) mv
Khoáng chấtCó (Ca+, Mg+, Na+, Zn+…)Không
Kích thước phân tử0.5 nano mét2.5 nano mét
Tác dụngTrung hoà axit dư, cân bằng tính kiềm và axit trong cơ thể (pH từ 8.5 – 9.5)Cung cấp vi khoáng cần thiết cho cơ thểĐiều chỉnh nhiệt độ cơ thểTăng cường trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng
Như vậy, từ bảng so sánh, chúng ta có thể đánh giá nước ion kiềm mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể con người hơn so với nước tinh khiết.
Chuyên mục
Tổng hợp

Nguồn nước sạch đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của mỗi người

Ai trong chúng ta cũng biết 70% trọng lượng cơ thể của mình là nước. Vậy việc thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể là một điều tất yếu .

Uống nước có rất nhiều tác dụng tạo nên lợi ích cho cơ thể như: nước giúp làm sạch dạ dày, giúp quá trình tuần hoàn máu linh hoạt, làm loãng nước tiểu, bài trừ các chất cặn bã, ngăn ngừa các bệnh về thận, chống lão hóa cho cơ thể, giúp làm đẹp da…. Ngược lại, nếu cơ thể ta thiếu nước sẽ khiến ta dễ vướng phải các căn bệnh hiểm nghèo. Nước cần thiết cho cơ thể nhất là khi ta bị các căn bệnh như dịch tả, kiết lị, tiêu chảy… Lúc này, lượng nước cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

Nguồn nước sạch đóng vai trò quan trọng với sức khỏe của mỗi người

Tuy nhiên, khi uống nước chúng ta cũng cần phải uống đúng cách để nước phát huy được tác dụng tốt nhất của nó . Một trong những cách uống nước tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy . Sau một đêm ngủ cơ thể chúng ta thiếu nước, máu đặc lại và các cơ quan trong cơ thể thiếu nước, lúc này một cốc nước ấm sẽ giúp ích rất nhiều cho việc lưu thông máu và qua trình vận chuyển các chất cũng như tiêu hóa thức ăn.. Hằng ngày, lượng nước chúng ta cung cấp vào cơ thể khoảng 200 đến 300ml nước, nhưng chúng ta nên chia nhỏ lượng nước này để uống trong ngày, tránh tình trạng uống 1 lúc nhiều nước sẽ tạo gánh nặng cho tim.

Một số người cho rằng nên uống nước vừa đun sôi hoặc đun đi đun lại nhiều lần sẽ diệt được vi khuẩn, điều đó là sai hoàn toàn. Vì trong nước có chứa một khối lượng nhỏ các kim loại nặng sẽ gây hại cho cơ thể như chì, nitrat… Ngoài ra, uống nước để trong tử lạnh cũng không phải là điều nên dùng thường xuyên. Cơ thể bạn sẽ bị mất cân bằng nhiệt nếu bạn đột ngột cung cấp lượng nước lạnh vào cơ thể.

Tùy thuộc vào thể trạng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau về nước. . Trẻ em vận động, chạy nhảy nhiều và chỉ uống nước khi khát, chính vì vậy chúng ta cần nhắc nhở con em mình uống nước.. Việc bù nước thường xuyên cho người lao động nặng là rất quan trọng, tuy nhiên chúng ta không nên uống bù nước trong một lần mà nên tách ra làm nhiều lần, mỗi lần một ít, tránh tình trạng cung cấp nước quá nhiều và đột ngột.

Nước vô cùng quan trọng cho cơ thể, chính vì vậy chúng ta hãy uống đủ nước và uống đúng cách để giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bênh tật một cách hiệu quả.

Chuyên mục
Tổng hợp

Tỷ Lệ Nước Trong Cơ Thể Lý Tưởng Chiếm Bao Nhiêu %?

Tỷ lệ nước trong cơ thể con người chiếm bao nhiêu % và làm sao tính được tỷ lệ đó để duy trì lượng nước cho cơ thể? Ngày nay trong cuộc sống hiện đại người ta càng chú trọng đến những vấn đề về sức khỏe. Trong khi đó nước là một trong những yếu tố quan trọng.

1. Tỉ lệ nước trong cơ thể phân chia thế nào?

Phần lớn trong cơ thể con người chiếm khoảng từ 50 đến 70% là nước. Thường thì cơ thể của nữ giới sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với nam giới. Tỷ lệ này quyết định là do mô mỡ có trong tế bào, lượng mô mỡ trong cơ thể nam giới sẽ vượt trội hơn.

Những đối tượng khác nhau sẽ có tỷ lệ lượng nước khác nhau về tỷ lệ này sẽ giảm dần theo số tuổi:

  • Trẻ sơ sinh lượng nước có trong cơ thể là 74 đến 80% cơ thể, đây cũng là đối tượng có lượng nước trong cơ thể cao nhất.
  • Tiếp theo là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 1 cho đến trung niên với tổng lượng nước là 60% và với nữ giới là 55%.
  • Những người cao tuổi sẽ có lượng tỷ lệ nước trong cơ thể thấp nhất, nó rơi vào khoảng 50%.

2. Sự phân bố nước theo từng bộ phận cơ thể

Nước trong cơ thể con người được phân bổ khắp các bộ phận. Tùy thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà mình có thể có được tỷ lệ nước khác nhau. Tuy nhiên nó sẽ được chia ra làm 2 phần chính là khoang nội bào và khoang ngoại bào.

  • Khoang nội bào: Khoang này sẽ bao gồm những thành phần bên trong tế bào. Nó sẽ chiếm khoảng 40% lượng nước trong cơ thể.
  • Khoang ngoại bào: Những tế bào nằm bên ngoài sẽ gọi là khoang ngoại bào. Tỷ lệ nước trong phần này chiếm khoảng 25 đến 45%.
  • Bên cạnh đó một số bộ phận sẽ chiếm tỷ lệ nước so với trọng lượng của nó như: não 80%, phổi 90%, xương 30%, mắt 95%…

3. Vai trò của nước trong cơ thể người

Không cần nói thì ai ai cũng biết rằng nước là một phần vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Một người bình thường không thể nhịn khát quá 7 ngày, nếu nhịn quá lâu sẽ gây ảnh hưởng đến cơ thể nghiêm trọng. Nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong theo những điều dưới đây:

  • Nước sẽ giúp cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều tế bào mới và các chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng các tế bào.
  • Việc chuyển hóa protein và carbohydrate từ thực phẩm thông qua nước sẽ giúp cơ thể được tiêu thụ tốt hơn.
  • Duy trì nhiệt độ cơ thể con người thì nước đóng vai trò quan trọng.
  • Nước giúp loại bỏ những chất có hại cho cơ thể thông qua việc tiểu tiện.
  • Nước là thành phần chính của hệ bài tiết và chủ yếu là nước bọt.
  • Nước sẽ bảo vệ các mô nhạy cảm, bôi trơn các khớp xương.
  • Bên cạnh đó nước sẽ tạo một màng chất lỏng quanh thai chi giúp bảo vệ thai nhi trong quá trình người mẹ mang thai.

4. Hậu quả của việc thiếu nước trong cơ thể

Nếu mọi người không cung cấp đủ nước cho cơ thể thì những cơ quan sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, uống đủ nước cũng là một phương pháp giúp mọi người có được sức khỏe tốt. Một số tình trạng xấu sẽ diễn ra trong cơ thể nếu bạn không cung cấp đủ lượng nước mà cơ thể cần như:

  • Da khô, nứt nẻ, không giữ được sự đàn hồi, dễ bị bong tróc.
  • Thường xuyên buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi.
  • Khóc không ra nước mắt.
  • Dễ bị táo báo do quá trình làm mềm thức ăn không được nước hỗ trợ.
  • Hay nhức đầu, chóng mặt, cơ thể suy yếu.
  • Cơ thể ho khan, viêm phế quản, dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Lượng nước cần thiết cho cơ thể hằng ngày là bao nhiêu?

Thường thì mọi người sẽ không thể xác định được chính xác lượng nước trong cơ thể của mình. Hiện nay thị trường có rất nhiều phương pháp để xác định lượng nước. Cân điện tử thông minh là một trong những dòng sản phẩm có được sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng.Trong cơ thể con người nước thường chiếm đến ⅔, chính vì vậy việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể là vô cùng quan trọng.

Các nhà khoa học thường khuyến cáo rằng trung bình mỗi ngày một người bình thường cần uống 2 lít nước. Nước được cung cấp vào cơ thể và đồng thời nó cũng thải ra để có thể loại bỏ những chất không cần thiết. Trong những trường hợp có thể mắc một số bệnh như sốt, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu… thì cần cung cấp cho cơ thể nhiều nước hơn bình thường.

6. Công thức tính lượng nước cần thiết mỗi ngày

Để có thể bạn hấp thu được lượng nước phù hợp nhất thì mình cần biết cách tính lượng nước có trong có thể. Mọi người có thể áp dụng công thức dưới đây để có được cho mình số lượng nước uống trong ngày phù hợp.

Công thức 1: Tính lượng nước cần uống mỗi ngày không luyện tập

Nếu bạn không là người không luyện tập thể thao thì bạn áp dụng công thức này cho mình nhé!

Cách tính: Cân nặng x 0.5 = Lượng nước (oz)

Công thức 2: Tính lượng nước cần uống mỗi ngày nếu luyện tập

Với những ai thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì nên sử dụng công thức này.

Cách tính: CT (1) + (thời gian luyện tập /30 phút x 12 oz) = Lượng nước (oz)

Công thức 3: Bảng đối chiếu cân nặng và lượng nước cần bổ sung.

Tùy thuộc và số cân nặng của mình từ đó có được lượng nước tương ứng cho cơ thể. Tham khảo ngay bảng dưới đây.

Cân nặngLượng nước cần
40 – 43960
45 – 491080
50 – 541200
55 – 591320
60 – 641440
65 – 691560
70 – 741680
75 – 791920
80 – 842040
85 – 902160
Exit mobile version