Chuyên mục
Tổng hợp

Vương Quốc Anh: Công nghệ lọc nước mới thay thế nước đóng chai

VTV.vn – Các nhà khoa học Anh đã phát triển một công nghệ lọc nước mới góp phần mang lại nguồn nước sạch hơn và giảm thiểu rác thải nhựa.

Những loại nước khoáng đóng chai thường được sử dụng bởi sự tiện lợi, được cho là tinh khiết và có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời tạo cảm giác ngon hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nước đóng chai sẽ khiến lượng rác thải nhựa ngày một nhiều hơn. Trên khắp thế giới, mỗi phút có gần 1 triệu chai nước nhựa được mua.

Các nhà khoa học Anh gần đây đã phát triển một công nghệ lọc nước mới, không sử dụng hóa chất hoặc các loại lõi lọc phải thay định kỳ, nhờ đó, góp phần mang lại nguồn nước sạch hơn và giảm thiểu rác thải nhựa.

Theo các nhà phát triển, phương pháp lọc nước mới mang lại khả năng tiếp cận nguồn nước uống sạch, an toàn và giúp chấm dứt sự phụ thuộc vào nước đóng chai nhựa đối với hàng chục nghìn người chỉ riêng ở Vương quốc Anh.

Công ty IF Water, có trụ sở tại Glasgow, cho biết có hàng chục nghìn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở những vùng xa xôi của Scotland có thể hưởng lợi từ công nghệ của họ.

Anh Duncan Peters (Giám đốc điều hành Công ty IF Water, Scotland) cho biết: “22.000 bất động sản ở Scotland phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước tư nhân như giếng, giếng khoan và suối. 14% trong số đó được phát hiện có vi khuẩn E.coli. Tính riêng ở Vương quốc Anh có 75.000 bất động sản như vậy, con số trên toàn thế giới sẽ lớn hơn nhiều”.

Công nghệ của họ đã được trang bị tại một khách sạn ở phía Tây Scotland không có nguồn cung cấp nước sạch. Nơi này chỉ có nước suối tự nhiên, chảy theo mạch nước ngầm và có màu nâu đặc trưng. Thiết bị lọc mới của IF Water sử dụng công nghệ nén hơi cơ học để chưng cất nước, tạo ra nước sạch tinh khiết, an toàn để uống và loại bỏ mọi chất gây ô nhiễm, dù nó không sử dụng hóa chất hay lõi lọc thông thường.

Ông Parker cho biết khách sạn của ông đã chi hàng chục nghìn Bảng Anh để cố gắng lắp hệ thống lọc nước suối trước đây nhưng không thành công và chi khoảng 13.000 Bảng Anh (khoảng 420 triệu đồng) mỗi năm để cung cấp nước đóng chai cho khách cho đến khi lắp máy lọc nước phương pháp mới. Hệ thống hiện tại có khả năng sản xuất tới 250 lít nước sạch mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khách sạn.

Ông David Parker (Chủ khách sạn Portsonachan, Scotland) cho rằng: “Thật lạ đời khi chúng ta phải cung cấp nước đóng chai cho mọi người ở Vương quốc Anh, một nơi không phải là nước nghèo khó, thiếu cơ sở vật chất”.

Công ty IF Water cho biết sẽ triển khai công nghệ này để giúp đỡ các vùng bị thiên tai trong tương lai, giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển nước đựng trong chai nhựa. Điều đó có nghĩa là người dân có thể lọc từ bất kỳ nguồn nước nào để cho ra nước sạch theo tiêu chuẩn cao mà không quá tốn kém chi phí.

Chuyên mục
Tổng hợp

Liệt kê 12 tiêu chí chọn mua máy lọc nước cho gia đình chuẩn nhất

Máy lọc nước là thiết bị giúp cung cấp nguồn nước sạch, tinh khiết đem đến sự an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Cùng Giải Pháp Lọc Nước bỏ túi 12 tiêu chí chọn mua máy lọc nước chất lượng, phù hợp nhất qua bài viết bên dưới nhé!

1/ Xác định nhu cầu sử dụng của gia đình

Mỗi máy lọc nước sẽ có công suất lọc khác nhau nên tùy vào nhu cầu sử dụng trong gia đình để người dùng có thể lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp. Điều này không những giúp tiết kiệm chi phí đầu tư máy lọc mà còn tránh bị lãng phí nước.

Nếu gia đình có khoảng 1 – 6 thành viên, bạn nên trang bị máy có công suất lọc khoảng 15 lít/giờ, còn nếu gia đình có đông thành viên hơn thì máy lọc trên 15 lít/giờ là sự lựa chọn phù hợp.

Trường hợp bạn cần lượng nước lớn để đáp ứng cho mục đích sinh hoạt như: giặt giữ, tắm, kinh doanh, buôn bán,… thì loại máy lọc bán công nghiệp có công suất trong khoảng 30 – 50 – 80 lít nước mỗi giờ sẽ phục vụ tốt cho đời sống của bạn.

2/ Chọn máy lọc nước theo Công nghệ lọc

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Hiện nay, thực trạng nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm, nhiều gia đình đã phải tìm đến máy lọc nước như một giải pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn.

Công nghệ lọc nước hiện tại chia làm 3 loại phổ biến, gồm:

  • Công nghệ RO (thẩm thấu ngược)
  • Công nghệ Nano (sử dụng than hoạt tính)
  • Công nghệ UF (nước lọc sạch có khoáng)

Để tìm ra máy lọc nước phù hợp còn tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào của gia đình bạn và một vài yếu tố khác, cụ thể bạn có thể tham khảo ở bảng sau:

Ngoài ra, còn có các công nghệ lọc khác như công nghệ MF (nước lọc sạch có khoáng), điện phân (nước ion kiềm giàu hydro), RO kết hợp điện phân (nước ion kiềm), tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn một chiếc máy lọc nước ưng ý nhất.

Xem thêm: So sánh ưu nhược điểm của các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay

3/ Chọn máy lọc nước theo đặc thù Nguồn nước

Nguồn nước ở mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm khác nhau và không có loại máy lọc nước nào có thể phù hợp với tất cả nguồn nước. Chất lượng của nước đầu ra phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn máy lọc phù hợp với đặc điểm nguồn nước đầu vào ở khu vực mà gia đình đang sinh sống.

Nếu không chắc chắn về tính chất của nguồn nước để lựa chọn bộ lọc phù hợp thì có thể dễ dàng dẫn đến việc nước không được lọc, vẫn bị nhiễm vi khuẩn và có mùi hôi làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ví dụ:

  • Đối với nước giếng: Thường có ít loại máy lọc nước phù hợp. Đặc biệt việc sử dụng trực tiếp nước giếng sẽ nhanh chóng làm giảm tuổi thọ của lõi lọc nên cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào lõi lọc để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra tốt hơn.
  • Đối với nước máy: Có thể sử dụng rất nhiều loại máy lọc (RO hay Nano đều thích hợp).

4/ Chọn máy lọc nước phù hợp với Vị trí lắp đặt và Không gian sống

Hiện nay, máy lọc nước có đa dạng các thiết kế như tủ đứng, để bàn, lắp âm để người dùng có đa dạng sự lựa chọn. Vì vậy, tùy thuộc vào địa hình, diện tích khu vực đặt để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

5/ Chọn máy lọc nước phù hợp với Độ tuổi thành viên trong gia đình

Nếu nhà bạn có em bé, người bệnh, người già, thường xuyên cần nước để pha sữa, pha trà hay cần nước nóng ấm để uống thuốc,… thì một chiếc máy lọc nước nóng lạnh sẽ giúp mọi sinh hoạt của gia đình bạn trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Ngược lại, nếu bạn chỉ có nhu cầu lọc nước nguội để uống, nấu ăn,… thì chiếc máy lọc nước thông thường sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn tiết kiệm được chi phí.

6/ Chọn máy lọc nước dựa vào số Lõi lọc tạo khoáng

Lõi lọc tạo khoáng là những lõi lọc bổ trợ được trang bị trong máy lọc nước RO. Những lõi lọc này không có tác dụng chính là lọc nước mà chúng có vai trò tạo khoáng, tạo vị và nâng cao chất lượng nguồn nước đầu ra.

Nước gần như sẽ được làm sạch hoàn toàn (như nước cất) sau khi qua màng lọc RO. Những lõi lọc từ lõi số 5 đến lõi số 11 có chức năng hỗ trợ tạo khoáng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và nguồn nước đầu vào mà bạn có thể chọn mẫu lọc nước có số lõi lọc phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Danh sách các lõi lọc nước trong máy lọc nước RO và công dụng chính của lõi

7/ Chọn máy lọc nước có Nguồn gốc, xuất xứ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái, gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy bạn cần kiểm tra xuất xứ và lựa chọn các sản phẩm được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ tiên tiến, có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Việt Nam để yên tâm sử dụng trong thời gian dài.

8/ Chọn máy lọc nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Chất lượng nước sau lọc cần phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước – QCVN 6-1:2010/BYT do Bộ Y tế ban hành và được cấp bởi các cơ quan uy tín như Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường – Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, nước được cho là tốt cho sức khỏe chỉ khi nước sạch và chứa nhiều khoáng chất canxi. Nước khoáng giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vì vậy, người dùng nên sự dụng nguồn nước còn khoáng sẽ tốt hơn việc sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài (Theo công bố của WHO).

9/ Chọn máy lọc nước theo Hãng

Trên thị trường có nhiều máy lọc nước với rất nhiều thương hiệu khác nhau, vì vậy để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng về lâu dài, bạn nên chọn những hãng có tên tuổi, uy tín trên thị trường, cụ thể có thể tham khảo qua bàng sau (cập nhật đến 02/2024):

10/ Chọn máy lọc nước có Tiện ích đi kèm

Một chiếc máy lọc nước được trang bị nhiều công nghệ, tiện ích thông minh đi kèm, không những chăm sóc sức khỏe người dùng mà còn tăng độ bền bỉ như tự động nhắc nhở người dùng thay lõi lọc sau một thời gian dài sử dụng.

11/ Chọn máy lọc nước theo Nhu cầu tài chính

Người dùng nên cân nhắc thật kỹ về vấn đề tài chính trước khi chọn mua máy lọc nước để tìm được sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. Giá bán của các loại máy lọc nước rất đa dạng, tùy thuộc vào thiết kế, thương hiệu, tính năng và khả năng của từng loại máy mà sẽ có độ chênh lệch nhất định

Hiện nay, máy lọc nước được bán với rất nhiều mức giá dao động từ 3 triệu đến trên 50 triệu đồng. Với mức giá tối thiểu thì máy có đã có thể lọc được nguồn nước uống thông thường và với mức giá cao, máy sẽ có thêm nhiều công nghệ thông minh hơn.

12/ Chọn nơi bán máy lọc nước uy tín, chính sách bảo hành tốt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ máy lọc nước. Bạn nên tìm hiểu kỹ những địa điểm bán hàng uy tín có chính sách bảo hành rõ ràng để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng với chế độ hậu mãi tốt.

Đồng thời, bạn nên mua ở những cửa hàng gần khu vực sinh sống của mình để tiện cho việc bảo hành, chăm sóc khách hàng, khắc phục sự cố, thay thế lõi,… khi cần thiết.

Chuyên mục
Công nghệ

Đột phá trong công nghệ lọc Aquaporin Inside trong nghành hàng LỌC NƯỚC

Aquaporin là một loại protein có mặt rộng rãi trong màng tế bào của tất cả động vật và thực vật. Chúng tạo thành các kênh dành riêng cho các phân tử nước và chỉ cho phép các phân tử nước đi qua, kiểm soát dòng nước vào và ra trong tế bào, đây là cơ chế lọc nước cấp độ tế bào tự nhiên trong tự nhiên.

Sau hàng tỷ năm tiến hóa, aquaporin có thể lọc nước cực kỳ hiệu quả và mỗi gram aquaporin có thể lọc 700 lít nước mỗi giây, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của các dạng sống.

PETER AGRE – AQUAPORIN

Năm 1992, Peter Agre đã phát hiện và xác nhận sự tồn tại của aquaporin trong phòng thí nghiệm, giải đáp bí ẩn lâu đời về cách các phân tử nước được vận chuyển qua màng.

Khám phá này đã mở ra một thời kỳ hoàng kim của nghiên cứu về aquaporin trong hóa sinh, sinh lý học và di truyền học. Ngoài ra, nhờ khám phá quan trọng này, Peter Agre đã đoạt giải Nobel Hóa học năm 2003 để ghi nhận phát hiện của ông về các kênh dẫn nước trong màng tế bào và những đóng góp tiên phong của ông trong việc nghiên cứu cấu trúc và cơ chế của các kênh ion.

ỨNG DỤNG AQUAPORIN TRONG HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ

Dựa trên nghiên cứu của Peter Agre, công ty AQUAPORIN A/S của Đan Mạch đã lấy cảm hứng từ nguyên lý lọc ổn định và hiệu quả các phân tử nước bằng Aquaporin, đồng thời chiết xuất thành công Aquaporin từ các khuẩn lạc lên men và áp dụng chúng vào công nghệ lọc nước hàng không vũ trụ, bao gồm NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).

Link bài viết chi tiết (tiếng anh): https://aquaporin.com/company/asa/

PHILIPS HỢP TÁC AQUAPORIN A/S VỀ LỌC NƯỚC RO GIA ĐÌNH

Năm 2021, Philips và AQUAPORIN A/S hình thành hợp tác chiến lược để cùng phát triển màng aquaporin và ứng dụng vào máy lọc nước RO gia đình.

Link bài viết chi tiết (tiếng anh): https://aquaporin.com/43dd52247ab16da2/

Aquaporin được chiết xuất từ khuẩn lạc lên men được nuôi cấy và màng RO được tái cấu trúc thông qua công nghệ Aquaporin Inside. Sự kết hợp chuẩn chỉ giữa màng lọc RO truyền thống và Aquaporin với mật độ cao vào màng giúp giải quyết được 1 vấn đề trong ngành – là hiệu quả lọc của màng RO sẽ giảm theo thời gian và việc này được giải quyết triệt để – với công nghệ Aquaporin Inside kèm theo, hiệu suất thanh lọc luôn tốt trong nhiều năm sử dụng.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

SO SÁNH LÕI LỌC AQUAPORIN VỚI LÕI LỌC RO TRUYỀN THỐNG

Chuyên mục
Công nghệ

So sánh ưu nhược điểm của các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay

Cùng với ô nhiễm không khí, đất, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng cũng đang xảy ra ở nhiều nơi. Kể cả nguồn nước máy cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng mà chúng ta không thể nhận biết bằng mắt thường. Vì thế, nhu cầu về nước sạch là vô cùng cấp thiết. Từ xa xưa, con người đã tự tìm ra các phương pháp giúp làm sạch nguồn nước tuy hiệu quả chưa cao. Với khoa học hiện đại, máy lọc nước đã được ra đời, giúp việc lọc nước trở nên hiệu quả hơn.

Các công nghệ lọc nước phổ biển

Công nghệ lọc RO

Công nghệ RO ra đời vào thế kỷ 20 sử dụng màng lọc RO (Reserver Osmosi) hoạt động dựa trên cơ chế thẩm thấu ngược. Thẩm thấu hoạt động khi màng bán thấm tách hai dung dịch muối có nồng độ khác nhau. Nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ muối yếu hơn sang dung dịch mạnh hơn, vì màng bán thấm cho phép nước đi qua, nhưng không phải là muối. Trong thẩm thấu ngược, áp lực được sử dụng để đảo ngược dòng chảy tự nhiên của nước. Điều này buộc nước phải chuyển từ dung dịch có nồng độ đậm đặc hơn sang yếu hơn. Do đó, các chất ô nhiễm tích tụ ở một bên của màng bán thấm và nước tinh khiết ở phía bên kia.

Màng lọc RO với kích thước các lỗ lọc trên màng siêu nhỏ 0.0001 – 0.0005 micromet (µm) (chỉ có phân tử nước mới chui qua được các lỗ này) sẽ loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài chất rắn, ion kim loại nặng, các tạp chất như bùn đất, tàn dư thuốc trừ sâu, thì những vi sinh vật, vi khuẩn có hại cũng sẽ được lọc đi một cách dễ dàng. Các chất thải sẽ bị màng giữ lại và cuốn trôi theo dòng nước thải song song bề mặt màng ra ngoài.

Công nghệ lọc Nano

Công nghệ lọc Nano sử dụng các các màng polyme hoặc màng kim loại mỏng có khe lọc kích thước cực nhỏ từ 0.01 đến 0.1 micromet (µm) để loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn, các loại vi khuẩn, vi rút mà vẫn giữ lại được các khoáng chất tự nhiên. Lọc nano loại bỏ các ion hóa trị hai, vì vậy lọc nano thường được sử dụng để làm mềm nước cứng. Máy lọc nước công nghệ Nano sử dụng áp lực nước tự nhiên do nguồn nước trên cao tạo ra là có thể hoạt động được.

Công nghệ siêu lọc UF

Công nghệ lọc UF sử dụng màng siêu lọc sợi rỗng thẩm thấu. Một bộ lọc là một bó hàng nghìn ống nhỏ nên diện tích lọc rất lớn, giúp tăng lưu lượng nước lên nhiều lần. Khi lọc nước đi từ ngoài vào trong lòng ống nhờ áp lực dòng chảy của nước khi đó nước sẽ thấm qua các mao dẫn có kích thước khoảng từ 0,01~0,1 micromet (µm) còn các tạp chất khác có kích thước lớn hơn sẽ bị giữ lại trên sợi màng. Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp từ nên tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm tối đa chi phí, ít nước thải.

Công nghệ lọc UV

Công nghệ UV (tia cực tím) có thể tiêu diệt được mọi vi sinh vật trong nước như vi khuẩn, vi rút và u nang, những mầm bệnh trong tự nhiên. Công nghệ này thân thiện với môi trường và không sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, bộ lọc nước UV không thể lọc bỏ được chất rắn hòa tan trong nước, không loại bỏ được các kim loại nặng, vi khuẩn chết vẫn ở trong nước và không bị loại bỏ. Vì thế, bộ lọc UV thường được sử dụng kết hợp với các công nghệ khác ở bước cuối.

So sánh công nghệ lọc RO, Nano, UF, UV

Nên sử dụng máy lọc nước loại nào

Để xác định nên mua máy lọc nước loại nào, bạn cần xác định rõ chất lượng nguồn nước đầu vào.

  • Máy lọc nước RO: Sử dụng để lọc nước giếng khoan, giếng đào và các nguồn nước máy chưa đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, có thể lọc cả nước bị nhiễm mặn hoặc nhiễm lợ (nguồn nước ven biển). Các loại máy RO hiện nay đều được trang bị các lõi chức năng bổ sung khoáng chất khắc phục nhược điểm quá tinh khiết của màng lọc RO.
  • Công nghệ lọc UV: thường được kết hợp cùng các bộ lọc khác giúp tăng cường hiệu quả lọc.
  • Máy lọc nước UF: Máy sử dụng công nghệ lọc UF thường khá là kén nguồn nước đầu vào. Do dễ tích tụ cặn bẩn, vi khuẩn dưới đáy cốc lọc nên nguồn nước phải là nước đã qua xử lý đạt chuẩn.
  • Máy lọc nước Nano: Thường chỉ sử dụng cho nguồn nước máy; nguồn nước giếng đã qua bể lọc hoặc các thiết bị lọc khác; nước không bị nhiễm cặn vôi, nhiễm lợ hoặc đã qua xử lý khác; và nước mưa. Máy lọc nước Nano có thể sử dụng tại các vùng ngoại ô, nông thôn có sử dụng nước giếng.

Hi vọng những phân tích trên sẽ giúp bạn có được những đánh giá khách quan nhất về ưu, nhược điểm của các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay để đưa ra được lựa chọn chính xác, phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình.

Chuyên mục
Công nghệ Tổng hợp

Thẩm thấu ngược là một quy trình công nghệ dùng để sản xuất nước sạch

Thẩm thấu ngược (tiếng Anh gọi là reverse osmosis, viết tắt R.O.) là một quy trình công nghệ dùng để sản xuất nước sạch cho dân dụng.

Thẩm thấu ngược bao gồm một quá trình làm sạch nước ban đầu được phát triển để khử muối có trong nước biển. Ý tưởng tạo ra quá trình này là làm cho nước biển có thể sử dụng được cho các hoạt động của cuộc sống như dùng để uống, giặt giũ, tái chế và thậm chí có thể sản xuất năng lượng. Quá trình này đã rất thành công và nó hoạt động một cách hiệu quả trong việc loại bỏ muối và các khoáng chất biển khác ra khỏi nước biển. Các nhà máy xử lý nước và các hệ thống thiết bị làm sạch đã sử dụng nhiều quá trình thẩm thấu ngược để lọc sạch và làm thanh khiết nước.

Theo Hiệp hội khử muối Quốc tế (International Desalination Association-IDA), có hơn 1300 nhà máy nước đang vận hành thành công với công nghệ thẩm thấu ngược. Nước đã được làm sạch được sử dụng cho các mục đích công nghiệp cũng như sản xuất nước đóng chai.

Quy trình xử lý

Để hiểu được quá trình thẩm thấu ngược, đầu tiên chúng ta phải xem xét quá trình thẩm thấu. Nước có xu hướng di chuyển sang các dung dịch hòa tan có nồng độ cao. Thẩm thấu là quá trình xảy ra giữa hai dung dịch, được ngăn bởi một lớp màng bán thấm và một trong hai dung dịch có nồng độ cao có xu hướng làm cân bằng chúng vì nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn làm cho cân bằng tỉ lệ hòa tan dung môi. Khi thẩm thấu ngược, áp suất được áp dụng để giữ nước khỏi di chuyển sang dung dịch có nồng độ cao. Khi nước được đẩy sang dung dịch có nồng độ thấp hơn và đi qua một lớp màng được đục lỗ, chất tan được tách ra khỏi dung dịch và chỉ có nước nguyên chất đi qua được lớp màng bán thấm.

Màng lọc RO

Màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit, công nghệ lọc RO được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước và phát triển hoàn thiện vào thập niên 70. Đầu tiên nó nó được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Hoa Kỳ. Được phát minh bởi nhà khoa học Oragin. Sau này công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất, như sản xuất nước uống, cung cấp nước tinh khiết cho sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay phòng thí nghiệm…

Nguyên lý hoạt động của màng RO

Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường, nhờ lực hấp dẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc (chẳng hạn như lõi lọc dạng gốm Ceramic). Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây có thể gọi là quá trình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất..có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải (giống như nguyên lý hoạt động của thận người). Trong khí đó các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ 0,0001 micromet (nhỏ hơn 500,000 lần so với đường kính một sợi tóc của con người) nhờ áp lực dư, với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua.

Quy trình xử lý nước uống tinh khiết theo công nghệ R.O. (trên máy lọc nước RO gia đình tiêu chuẩn) gồm có các công đoạn như sau:

  • PP (Polipropylen): kích thước của cặn lọc được, từ 1 µm đến 5µm; Lọc giữ lại tạp chất dạng như: cát, rong rêu, gỉ sắt…
  • Carbon (UDF): Hấp thụ ion kim loại nặng, khử hóa chất, độc tố.
  • Carbon (CTO): Khử màu, khử mùi, làm trong nước, cân bằng độ pH.
  • Màng lọc R.O (R.O. membrane): Kích thước của cặn lọc được là 0,001µm; Lọc thải vi khuẩn, làm giảm độ TDS, tạo ra nguồn nước tinh khiết.
  • Carbon T/33: Làm từ than hoạt tính của dừa, có tác dụng làm cho nước uống có vị ngọt mát tự nhiên.

Các loại nước mà một hệ thống thẩm thấu ngược xử lý được:

Đối với một hệ thống thẩm thấu ngược, nước đầu vào có thể lấy từ ba nguồn chủ yếu. Nước máy, nước ngầm và nước biển. Nước máy là nguồn phổ biến nhất sử dụng cho các hệ thống thẩm thấu ngược. Các tạp chất và cặn có trong nước máy có thể được loại bỏ dễ dàng với một hệ thống RO và hơn nữa, nó cũng làm mềm nước và loại bỏ được các loại mùi vị. Nước lấy từ các nguồn này, sau khi đi qua hệ thống RO được phân loại dựa trên cơ sở hàm lượng Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid-TDS) có trong nước. Hiệp hội sức khỏe Mỹ (American Health Association-AHA [1]) đã công bố rằng chỉ số TDS có trong nước uống nên nhỏ hơn 1,000 PPM. Nước có hàm lượng TDS cao hơn có thể được dùng cho các mục đích công nghiệp khác như phục vụ nông nghiệp, khai thác mỏ, đóng chai…

Ứng dụng của hệ thống thẩm thấu ngược trong hộ gia đình

Các hệ thống thẩm thấu ngược được thiết kế cẩn thận hơn cho các mục đích của hộ gia đình và có các lớp màng lọc có chất lượng cao để đảm bảo có được nước uống chất lượng cao với hàm lượng TDS ít nhất. Một vài điểm đặc trưng quan trọng hơn của các hệ thống thẩm thấu ngược trong hộ gia đình được đề cập dưới đây:

  • Nước lọc qua hệ thống lọc sẽ đạt mức tinh khiết và có thể uống được ngay
  • Quá trình lọc được chia thành các giai đoạn như: Tiền xử lý, lọc thô, loại bỏ các tạp chất như bùn đất, rỉ sét…
  • Các lớp màng lọc có thể được thay thế dễ dàng và chỉ mất ít chi phí.
  • Vòi nước lọc có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị phân phối nước của bạn.
  • Hệ thống hoạt động tự động, có thể tự ngắt quá trình lọc khi bình nước đầy, hoặc nguồn nước đầu vào không có.
  • Các máy lọc nước RO hiện nay có thể có từ 5 đến 10 cấp lọc tùy thuộc các đặc điểm sử dụng

Một số bộ phận cơ bản của hệ thống thẩm thấu ngược dùng trong các hộ gia đình:

Lọc sơ cấp

Một bơm áp suất được sử dụng để tạo ra áp lực bên ngoài đẩy nước đi qua hệ thống lọc. Ở công đoạn này, nước được trải qua quá trình tiền xử lý loại bỏ các chất gây ô nhiễm như cát, chất bẩn và các khoáng chất lắng đọng khác. Các lõi lọc sử dụng ở đây gọi là lõi lọc cặn. Thỉnh thoảng khi nước bị hoài nghi nhiễm xăng dầu, lõi lọc cacbon cũng sẽ được sử dụng trong công đoạn lọc sơ cấp để bảo vệ các lớp màng lọc.

Thiết bị thẩm thấu ngược (Màng lọc RO):

Thiết bị thẩm thấu ngược là yếu tố cơ bản của hệ thống. Các lớp màng thẩm thấu ngược được thiết kế đặc biệt được sử dụng trong thiết bị này để lọc nước và loại bỏ khỏi nước tất cả các loại tạp chất, vi khuẩn. Có hai dạng màng thẩm thấu ngược được sử dụng phổ biến. Màng làm từ vật liệu Cellulose tri-acetate (CTA) dạng cuộn xoắn có khả năng chịu được clo và sẽ không bị hư hại bởi sự có mặt của clo trong nước. Màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt không có khả năng chịu được clo và cần phải có các lõi lọc cacbon trong công đoạn xử lý sơ cấp. Với một nguồn nước vào đều đặn, thiết bị thẩm thấu ngược có thể sản xuất một triệu galông nước trong một ngày.

Lọc thứ cấp

Các lõi lọc thứ cấp được sử dụng để loại bỏ các loại mùi vị có thể có trong nước. Lọc thứ cấp thường là các lõi lọc cacbon và nước sẽ đi qua chúng sau khi đi ra khỏi thiết bị thẩm thấu ngược.

Bộ khống chế dòng chảy và hệ thống nước thải

Thiết bị thẩm thấu ngược cũng có một đường nước thải để cho thoát tất cả các tạp chất và chất gây ô nhiễm ra khỏi hệ thống. Ống nước thải và ống cấp nước sạch đều được gắn vào thiết bị thẩm thấu ngược, do đó cần phải có một bộ phận khống chế dòng chảy để giữ nước sạch không đi xuống đường nước thải.

Bình chứa nước

Một bình chứa lớn được sử dụng để tích trữ nước đã được lọc. Bình nước này thường có thể tích trữ lên đến 2.5 galông nước. Nước này có thể được dùng cho các mục đích để uống hoặc bất cứ nhu cầu sử dụng hàng ngày nào khác.

Nguồn wikipedia

Chuyên mục
Tổng hợp

Nước hydrogen là gì? Công dụng của nước hydrogen. Những lưu ý khi sử dụng

Máy lọc nước hydrogen tạo ra nước hydrogen chứa Hydro, uống tốt cho sức khỏe vì giúp trung hòa lượng axit dư thừa và loại bỏ hiệu quả các tác nhân gây hại trong cơ thể.

Nước hydrogen là gì?

Nước hydrogen là nước có hòa tan khí hydrogen, không màu, không mùi và không vị. Giống như nước uống có gas bổ sung carbonat, nước giàu oxy chứa nhiều oxy hòa tan thì nước hydrogen có nhiều hydro. Đây là nguyên tử có trọng lượng nhỏ nhất trên hành tinh, được ứng dụng nhiều lĩnh vực trong đời sống và y tế.

Độ pH bình thường của nước tinh khiết là 7, còn ở nước hydrogen do chứa các ion H+ nên có độ pH ở mức kiềm nhẹ là 8.0 – 8.5. Theo tiêu chuẩn tại Việt Nam, giá trị pH cho phép dùng để uống là 6.5 – 8.5, do đó nguồn nước hydrogen nằm trong khoảng cho phép của Bộ Y Tế.

Các tính chất cần có của nước hydrogen

Nước hydrogen có chỉ số oxy hóa khử ORP trong khoảng -100 đến -150 và mức độ hydrogen hòa tan 140 – 200ppb, giúp trung hòa và loại bỏ các tác nhân oxy hóa mạnh.

Để nhận biết nước có giàu hydrogen, cách đơn giản nhất là bạn có thể dùng mắt để quan sát các hạt bóng khí, bọt khí bám vào thành cốc sau khi bạn rót nước từ máy lọc nước.

Lợi ích mà nước hydrogen mang lại

Loại bỏ axit dư thừa và các tác nhân gây hại

Nước hydrogen không chỉ có tính kiềm mà còn có tính khử mạnh, giúp ức chế sự kích thích của các tác nhân gây hại, cân bằng lượng axit trong nước, đồng thời chống lại các chất oxy hóa.

Vì đặc tính trên mà nước hydrogen có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do axit dư thừa, đồng thời bảo vệ sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Trung hòa các tác nhân gây lão hóa

Nước hydrogen có thể cung cấp electron, làm giảm các gốc tự do nhằm kháng lại các tác nhân oxy hóa, gây lão hóa. Vì vậy, nguồn nước hydrogen vô cùng hữu ích cho các chị em giữ mãi nét đẹp của làn da, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Cân bằng độ pH cơ thể

Nước hydrogen chứa các ion H+ có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa, đồng thời cân bằng độ pH trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi và căng thẳng hiệu quả.

Cải thiện tình trạng bệnh lý

Nước hydrogen có tính khử mạnh, chống viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn sự tác động của các tác nhân gây hại đến DNA và các thành phần tế bào quan trọng khác. Chưa hết, loại nước này còn giúp làm giảm mức cholesterol nên có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề bệnh lý như: tiểu đường, gout, cao huyết áp, bệnh phổi,…

Một số lưu ý khi sử dụng nước hydrogen

Nên dùng ngay sau khi rót ra

Hydrogen là các phân tử có kích thước siêu nhỏ, tồn tại trong nước do hình thành các liên kết hydrogen nên giữ được trong nước một khoảng thời gian. Tuy nhiên, hydrogen là khí dễ bay hơi, đặc biệt quá trình bay hơi lại phụ thuộc vào nhiệt độ của nước.

Nếu nước ở nhiệt độ 25 độ C thì thời gian ở trong nước là trên 15 phút. Nếu cao hơn thì sẽ bay hơi ngay lập tức. Vì thế, bạn nên uống ngay khi rót nước hydrogen ra ngoài để tránh làm giảm chất lượng nước, không còn giá trị khi uống.

Nước hydrogen vẫn có thể đun sôi

Nước hydrogen rất dễ bay hơi, tuy vẫn đun sôi được bình thường nhưng khi đun sôi thì hàm lượng hydrogen sẽ bay hơi hết, còn lại là nước thường. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy uống nước hydrogen ngay sau khi lấy từ vòi ra.

Trẻ nhỏ vẫn có thể sử dụng nước hydrogen

Nhiều người nghĩ trẻ nhỏ không uống được nước hydrogen. Tuy nhiên, nó hoàn toàn phù hợp với cả trẻ nhỏ, kể cả trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng khi cho trẻ uống, bạn cần hâm nóng nước trên 63 độ C để đảm bảo nước không bị tái nhiễm vi khuẩn trong khi rót ra.

Lượng nước hydrogen nên dùng mỗi ngày là bao nhiêu?

Nước hydrogen được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng từ những năm 1965. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng nước hydrogen từ 1.5 – 2 lít/ngày nếu hàm lượng ppb lớn hơn 1500, còn nếu hàm lượng này nhỏ hơn 1000 thì bạn nên uống 3 – 4 lít/ngày.

Exit mobile version