Chuyên mục
Tổng hợp

Chỉ số TDS là gì? Ý nghĩa của TDS trong nước

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về thuật ngữ TDS hoặc biết đến TDS ở đâu đó bởi đây là một chỉ số khá phổ biến đặc biệt là trong xử lý nước. Vậy thực chất chỉ số TDS là gì và ý nghĩa của TDS trong nước như thế nào?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về thuật ngữ TDS hoặc biết đến TDS ở đâu đó bởi đây là một chỉ số khá phổ biến đặc biệt là trong xử lý nước. Vậy thực chất chỉ số TDS là gì và ý nghĩa của TDS trong nước như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp ngắn gọn và đầy đủ thông qua bài viết dưới đây!

Chỉ số TDS là gì?

Nước là ngọn nguồn của sự sống và đồng thời duy trì hoạt động, cuộc sống cho con người. Đứng trước những cảnh báo về ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm người nước nói riêng thì con người cần một chỉ số có thể đánh giá được mức độ và chất lượng của nguồn nước.

Và TDS chính là một chỉ số hết sức quan trọng giúp con người có thể đánh giá mức độ ô nhiễm song song với chất lượng của nguồn nước sử dụng.

TDS là viết tắt của từ gì ? Đó chính là Total Dissolved Solids hãy được Việt hóa là tổng chất rắn hòa tan trong môi trường nước. Cụ thể TDS được tính bằng tổng của các ion mang điện tích như muối, kim loại dư thừa và khoáng chất. Đơn vị của chỉ số TDS thường là PPM hoặc là mg/l.

Nguồn gốc của chỉ số TDS

Nguồn gốc xuất phát của số chất rắn trong nước tới từ khá nhiều nguồn. Bao gồm : nguồn nước cấp tự nhiên, hóa chất dùng trong quá trình xử lý nước, nước thải,… Cụ thể hơn thì chất rắn không tan được tạo thành do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, lá cây, chất thải công nghiệp, sinh vật phù du,…

Ngoài ra thì những chất rắn còn được tạo bởi những kim loại nặng dư thừa, hoặc đá, không khí có chứa các thành phần phốt pho, nito, lưu huỳnh,…

Thông thường, người ta sử dụng dụng cụ bút thử nước TDS để có thể kiểm tra chính chỉ số này của nguồn nước. Và sau khi xác định được hiện tại chỉ số TDS là gì sẽ đánh giá được mức độ của nguồn nước.

Ý nghĩa của chỉ số TDS trong nước là gì ?

Song song với câu hỏi chỉ số TDS là gì thì ý nghĩa của chỉ số này cũng nhận được rất nhiều thông tin quan tâm. Dựa vào chỉ số TDS vừa đo được kết hợp cùng bảng thang đo bạn sẽ biết nguồn nước của gia đình bạn đang ở mức nào, cụ thể :

Nguồn nước an toàn với cơ thể (có thể ăn uống được) có TDS < 170PPM, bao gồm :

  • Nước có TDS <= 50PPM sẽ là nguồn nước sạch lý tưởng nhất ;
  • 50 < TDS < 90 là nước mạch ngầm, nước suối, lọc qua cacbon ;
  • TDS < 170 là môi trường nước cứng chứa nhiều ion kim loại Ca và Mg ;

Nước chỉ sử dụng cho sinh hoạt nằm trong khoảng 170 – 400 PPM :

  • 200 – 300 PPM nước cứng ở mức độ nhẹ, không nên dùng cho ăn uống ;
  • 300 – 400 PPM nước có độ cứng cao, không sử dụng cho ăn uống

Nước trên 400 PPM là đặc biệt nguy hiểm và không được uống ;

TDS càng lớn thì tổng số chất rắn nguy hiểm trong nước càng nhiều. Tuy nhiên không hẳn là TDS cao thì nguồn nước càng độc hại.

Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp độc giả trả lời thành công câu hỏi chỉ số TDS là gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa của chỉ số này trong hệ thống lọc và xử lý nước. Quý vị nếu còn thắc mắc hoặc có câu hỏi gì, vui lòng đặt câu hỏi ngay dưới bình luận để nhận được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Đo lường chỉ số TDS tại nhà với Bút điện phân và bút thử TDS?

Để đo mức độ TDS sử dụng, hiện nay các gia đình có thể dễ dàng sử dụng bút điện phân hoặc bút thử TDS để đo các chỉ số trong nước.

Link mua giá tốt tại shopee: https://shope.ee/601qOqNSR0

Khi bạn kiểm tra nồng độ TDS có trong nước bằng bút điện phân, màu sắc của nước sẽ phản ánh hiện trạng nguồn nước của gia đình bạn đang chứa những ion kim loại nào:

  • Chỉ sủi bọt: Nước tinh khiết
  • Sủi bọt + kết tủa trắng: Nước có chứa canxi, bạc,…
  • Màu đỏ nâu, có váng: Hàm lượng Fe trong nước cao
  • Màu xanh lơ, có vẩn, kết tủa: Nước có nhiều Cu
  • Ngoài ra nước có thể có màu nâu đen hoặc xám nhạt khi nước nhiễm Chì hoặc Mangan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Exit mobile version