Chuyên mục
Tổng hợp

3 chỉ số có liên quan tới nước kiềm: pH, ORP và hydrogen

Trước giờ thì mình quan tâm mỗi lọc sạch nước bằng công nghệ phổ biến là RO để thành tinh khiết, sau đó bù khoáng vào là uống. Hóa ra quá trình tạo ra nước uống hàng ngày còn liên quan tới nhiều chỉ số quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp tới việc uống nước và sức khỏe con người.

Trong lúc ngâm cứu về tiêu chuẩn nước sạch, máy lọc nước, nước kiềm và cả các loại nước uống khác nhau, mình đã gom được khá nhiều những thông tin xoay quanh chủ đề này, thấy cũng hay và rất thường thức nên xin được chia sẻ với anh em trong bài viết này.

Trong đó, có thông tin được cung cấp bởi WHO, Bộ Y tế Việt Nam, kèm theo đó là những nghiên cứu, kết luận từ các cơ quan nghiên cứu lớn, có tên tuổi. Đồng thời, cũng có những thông tin mình thấy đang được chia sẻ nhiều, đặc biệt là từ các trang nói về nước kiềm nhưng chưa có nguồn, mình cũng thử tìm nguồn mà không thấy, cũng xin được chia sẻ với anh em luôn.

Độ pH của nước

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã biết pH là một thang đo từ 0 đến 14, với 7 là trung tính. Giá trị pH thấp hơn 7 cho thấy nước có tính axit, trong khi giá trị cao hơn 7 cho thấy nước có tính kiềm. Đối với nước uống, tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị rằng pH nên nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5 để đảm bảo an toàn và chất lượng.

Tương tự, Bộ Y tế Việt Nam đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống (04/2009/TT – BYT), trong đó quy định pH của nước ăn uống giới hạn tối đa cho phép trong khoảng 6.5 – 8.5.

Tại sao nước uống phải nằm trong khoảng 6.5 – 8.5?

Vậy tại sao nước uống nên nằm trong khoảng từ 6.5 đến 8.5? Hóa ra nếu nước có pH quá thấp, nghĩa là dưới 6.5 thì có thể gây ăn mòn đường ống dẫn, giải phóng các kim loại nặng và các chất độc hại vào nước, từ đó tác động xấu tới sức khỏe con người. Đồng thời, bản thân nước có pH quá 8.5 hoặc thấp hơn 6.5 đều gây ra những tác động hết sức tiêu cực cho con người.

Cụ thể, nước có pH cao hơn 8.5 sẽ có vị đắng và cảm giác khó chịu, khiến con người khó uống, không muốn uống nước và giảm khả năng tiêu thụ nước. Đồng thời, việc tiếp xúc với nước cao hơn mốc 8.5 có thể gây kích ứng da, đặc biệt đối với người có da khô, da nhạy cảm,… Tuy nhiên, bởi do đặc tính của nó nên nước có pH ngay tại 8-8.5 có thể được dùng để rửa rau củ quả bởi tính kiềm vừa đủ của nó trong việc trung hòa các chất có hại khác có sẵn trong quá trình sản xuất, lưu trữ, vận chuyển rau củ quả,…

Ngược lại, nước có tính acid cao, tức là pH thấp hơn 6.5 lại có thể gây ra một loạt những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi dùng trong thời gian dài. Đầu tiên, nước acid ảnh hưởng tới tiêu hóa, gây ra các vấn đề như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa. Uống nước axit trong thời gian dài có thể làm hỏng men răng. Chưa dừng lại ở đó, nước acid còn thúc đẩy tích tụ cặn trong thận, làm suy giảm chức năng của thận. Nước axit cũng có thể khiến cơ thể khó hấp thu canxi.

Tuy nhiên, Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia cho biết: Khi cơ thể tiêu thụ nhiều thực phẩm có tính axit như thịt đỏ, thức ăn nhanh, nước ngọt, bia, rượu… lượng axit trong người sẽ tăng lên khiến cơ thể bị dư thừa axit, làm mất đi tính kiềm và tạo điều kiện để mầm mống bệnh tật phát triển. Đây là lý do nên bổ sung thực phẩm giàu kiềm tự nhiên như rau xanh, cá… đặc biệt, hoặc uống nước ion kiềm tươi mỗi ngày là giải pháp giúp cơ thể ổn định tính kiềm. Chỉ số pH kiềm tính rất tốt cho sức khỏe từ 8.5 – 9.5 giúp trung hòa axit trong cơ thể, làm khỏe tế bào từ bên trong, trung hòa axit dư trong cơ thể.

Có lẽ đây cũng là cách để lý giải tại sao các loại nước ion kiềm có pH cao để uống từ 8.5 – 9.5 là để trung hoà axit trong cơ thể.

Các cách kiểm tra độ pH của nước tại nhà

Việc kiểm tra pH của nước mà chúng ta uống hàng ngày tại nhà cũng không quá khó. Đơn giản nhất là sử dụng giấy quỳ để xác định nhanh nước có tính acid hay kiềm. Chi tiết hơn xíu có thể dùng quỳ ở dạng dung dịch, cái này sẽ đi kèm với một thang bảng màu, để xác định tương đối chính xác độ pH của nước mà chúng ta dùng đang trong khoảng nào. Cuối cùng, chúng ta cũng có thể dùng bút thử để xác định chính xác pH. MÌnh đã thử mua một cây bút, giá đâu đó chỉ cỡ hơn 300 ngàn một chút, đo được cả pH rồi TDS, ORP và Hydrogen luôn.

Làm sao để kiểm soát độ pH của nước

Để kiểm soát độ pH của nước uống, có nhiều phương pháp khác nhau tùy vào quy mô công nghiệp hay dân dụng. Đối với các ứng dụng công nghiệp, người ta có thể sử dụng hóa chất và các hệ thống xử lý nước chuyên dụng để liên tục theo dõi và điều chỉnh pH của nước bằng hóa chất cùng các công cụ khác.

Ở quy mô tại nhà, các mẹo giảm pH của nước có thể kể tới như dùng các chất như chanh, giấm,… để làm giảm độ pH bằng cách trung hòa tính kiềm của nước. Ngược lại để tăng pH có thể dùng baking soda (natri bicarbonate) hoặc bột nở,… sẽ giúp tăng độ kiềm của nước lên. Tất nhiên các cách làm này là lý thuyết, tương đối khó ứng dụng do phải thêm vào các chất với lượng chính xác thì mới tạo ra pH đúng mong muốn được.

Một trong những cách khác là sử dụng bộ lọc nước. Mình tìm hiểu thì có 2 bộ lọc, đầu tiên là bộ lọc trung hòa với các vật liệu như calcite (canxi cacbonat) hoặc magie oxit để điều chỉnh pH của nước. Những vật liệu này sẽ tan dần trong nước, giúp tăng pH một cách tự nhiên. Còn lại là sử dụng máy lọc nước ion kiềm: Đây là loại máy có khả năng điều chỉnh độ pH của nước bằng cách sử dụng công nghệ điện phân. Nước qua máy lọc này thường có pH từ 7 đến 9.5 tùy loại.

Chỉ số ORP

Thấy cây bút thử chất lượng nước có đo cả chỉ số này nên mình tìm hiểu luôn. Hóa ra chỉ số này khá phổ biến khi người ta đề cập tới máy lọc nước kiềm. Chỉ số ORP (Oxidation Reduction Potential) là thước đo khả năng oxy hóa – khử của một chất. Nó cho biết mức độ một chất có khả năng nhượng hoặc tiếp nhận electron trong các phản ứng hóa học. Chỉ số ORP được đo bằng millivolts (mV). Một chỉ số ORP dương chứng tỏ chất đó có khả năng oxy hóa, ngược lại chỉ số ORP âm thể hiện tính khử (chống oxy hóa) của một chất.

Đo lường ORP như thế nào?

Để đo chỉ số ORP thì cũng khá đơn giản, chỉ cần đưa bút thử vào và đợi kết quả trả về. Tuy nhiên anh em nhớ lau sạch đầu bút sau mỗi lần đo để đảm bảo tuổi thọ của bút và tính chính xác của kết quả đo nhé.

Các ý kiến về chỉ số ORP

Người ta nói rằng nếu nước có ORP dương, nghĩa là nó có chứa nhiều chất oxy hóa, và chính các chất oxy hóa này làm tăng các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do có thể gây hại cho tế bào, dẫn đến quá trình lão hóa sớm và các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, và các vấn đề về da như khô da và nếp nhăn. Đồng thời chất oxy hóa còn là mất cân bằng miễn dịch, rồi tăng nguy cơ dẫn tới các bệnh lý nghiêm trọng hơn nữa.

Vấn đề lưu ý ở đây là các mình chưa tìm được các nguồn thông tin hay nghiên cứu đủ uy tín để xác định các ý kiến trên. Các thông tin trên (in nghiêng) mình thấy chủ yếu xuất phát từ các đơn vị liên quan tới máy lọc nước kiềm, mình cũng tổng hợp ở đây và nói rõ luôn để chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn.

Các hướng dẫn của WHO về chất lượng nước uống không đề cập tới chỉ số ORP cụ thể là bao nhiêu thì tốt đối với sức khỏe. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng ORP có thể được sử dụng như một thước đo hiệu quả trong việc xác định độ sạch của nước, nhưng chỉ số ORP thích hợp nên được xác định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể, nghĩa là không có một con số chung.

Một lập luận về chỉ số ORP và lợi ích

Tuy nhiên, có một lập luận ở đây như thế này. Mỗi loại thực phẩm đều sở hữu chỉ số ORP riêng biệt. Tuy nhiên, người ta nhận ra điểm chung là những thực phẩm có chỉ số ORP < 0 thường có lợi cho sức khỏe, và ngược lại các loại thực phẩm có ORP > 0 thường có những đặc tính không có lợi cho sức khỏe.

Ví dụ như nước ngọt có ga hay bia rượu là những thức uống luôn được khuyến cáo hạn chế sử dụng vì tính oxy hóa cao của chúng. Đồng thời, các loại thực phẩm này có chỉ số ORP cao, có thể lên đến hơn 400mV. Ở chiều ngược lại, những thực phẩm giàu vitamin C, nước trà xanh hay dầu cá tuyết thường được đánh giá là có nhiều các đặc tính tốt cho sức khỏe. Các loại thực phẩm này có chỉ số ORP dao động từ -100mV đến -300mV. Mình nghĩ rằng dựa vào sự tương đồng này, người ta nói rằng nước điện giải ion kiềm là loại thực phẩm có khả năng chống oxy hóa tốt do có mức ORP từ -300mv đến -780mV.

Cá nhân mình cũng gặp một số người sử dụng nước kiềm trong thời gian dài. Nhiều người nói rằng nước kiềm giúp họ kiểm soát các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày,… đặc biệt là các anh em “bạn nhậu”. Thậm chí có người nói rằng từ lúc dùng nước kiềm lâu, họ trông trẻ ra. Tuy nhiên như đã nói ở trên, mình vẫn chưa tìm được nguồn nghiên cứu hay khảo sát nào từ các cơ quan nghiên cứu lớn có tên tuổi cho điều này. Vì thế, ở góc độ nghiên cứu thông tin, mình không thể dẫn ra kết luận ở đây mà chỉ dừng lại việc cung cấp thông tin.

Chỉ số hydrogen

Đây cũng là một chỉ số mà người ta thường đề cập nhiều khi nói tới nước ion kiềm và kèm theo đó là những tuyên bố về lợi ích của nó. Ở góc độ khoa học, chúng ta đã biết nước bình thường là H2O. Người ta tìm cách làm giàu Hydro trong nước lên và gọi đó là nước có hàm lượng hydrogen cao. Chỉ số hydrogen được đo bằng đơn vị ppb (part per galon). Mình thấy trong cây bút thử của mình mua cũng đo được chỉ số này.

Người ta nói gì về chỉ số hydrogen

Tương tự như ORP, chỉ số Hydrogen cũng được đề cập tới rất nhiều kèm theo các lợi ích của nó. Mình dạo một vòng internet từ tiếng Việt đến tiếng Anh, hầu hết đều đến từ các trang ủng hộ nước kiềm. Đáng chú ý, cũng có nhiều nghiên cứu và các chủ đề bàn tán sôi nổi về lợi ích của nước giàu hydrogen.

Người ta cho rằng nước giàu hydrogen có thể giúp chống oxy hóa, khử các gốc tự do có hại cho cơ thể, kháng viêm hay thậm chí là làm chậm lão hóa,… Có thông tin còn nói rằng nước giàu hydrogen còn có thể hỗ trợ các vấn đề liên quan tớ chuyển hóa, hỗ trợ và cải thiện chức năng gan,… Lại có nguồn thông tin nói rằng nước giàu hydrogen giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress, đặc biệt là đối với những người đang điều trị trầm cảm. Cũng có thông tin nói rằng nước giàu hydrogen có thể giúp quá trình phục hồi sau tập luyện thể thao nhanh hơn, giảm mỏi cơ bắp,…

Mặc dù hầu hết các ý kiến ủng hộ đều cho rằng nước giàu hydrogen an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng cũng có một số thông tin cho rằng cần lưu ý về cách dùng và các vấn đề sức khỏe có liên quan.

Về thời gian, nước hydrogen cần được sử dụng ở dạng “tươi”, nghĩa là dùng ngay sau khi nó được làm giàu hydrogen bởi H2 trong đó sẽ giảm dần khi nước tiếp xúc với không khí. Đặc biệt, các bệnh nhân có vấn đề về thận cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng nước giàu hydrogen. Cuối cùng, nước hydrogen vẫn là nước và nó cũng cần được sử dụng với liều lượng phù hợp với tình hình sức khỏe, cân nặng và mức độ vận động hàng ngày của mỗi người.

Mình tìm được 1 nghiên cứu công bố hồi đầu năm trên trang của Viện nghiên cứu sức khỏe Mỹ, trong đó các nhà nghiên cứu đã tổng hợp 25 nghiên cứu trước đó về các lợi ích của nước giàu hydrogen và sau đó, họ đánh giá lại một cách có hệ thống bởi 2 nhà đánh giá độc lập. Kết quả, họ nói rằng tiềm năng của hydrogen là đáng khích lệ. Tuy nhiên, họ cần phải tiến hành thêm nghiên cứu để giải thích đầy đủ cơ chế đằng sau các lợi ích sức khỏe của nước giàu hydrogen. Đây có thể nói là nghiên cứu uy tín nhất mà mình tìm được xoay quanh lợi ích của nước giàu hydrogen.

Tạm kết

Có thể thấy, trong 3 chỉ số mà người ta hay đề cập tới khi nhắc tới nước kiềm, pH vẫn là yếu tố quan trọng nhất, cần được tuyệt đối đảm bảo bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mỗi người. Các chỉ dẫn chính thức từ những cơ quan uy tín đã cung cấp khung pH an toàn và chúng ta cần theo dõi để đảm bảo nước uống hàng ngày dù là kiềm hay không kiềm cũng phải đạt chuẩn này. 2 chỉ số còn lại là ORP và đặc biệt là hydrogen, mặc dù rất hứa hẹn về những lợi ích của nó nhưng vẫn nên dừng lại ở mức độ tham khảo.

Với các thông tin trên, mình có thể khẳng định, nước kiềm KHÔNG là thuốc chữa bệnh, chắc chắn sẽ KHÔNG THỂ thay thế các biện pháp chữa bệnh hay giải quyết các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, với sự vô hại nếu dùng đúng cách cùng những đặc tính có lợi được người ta đề cập đến đó cũng là cái có thể được cân nhắc sau khi đã giải quyết các yếu tố về chi phí đầu tư hay vấn đề xử lý nguồn nước đầu vào trước khi kiềm hóa nó.

Nguồn : tinhte.vn

Chuyên mục
Tổng hợp

Vương Quốc Anh: Công nghệ lọc nước mới thay thế nước đóng chai

VTV.vn – Các nhà khoa học Anh đã phát triển một công nghệ lọc nước mới góp phần mang lại nguồn nước sạch hơn và giảm thiểu rác thải nhựa.

Những loại nước khoáng đóng chai thường được sử dụng bởi sự tiện lợi, được cho là tinh khiết và có nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời tạo cảm giác ngon hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều nước đóng chai sẽ khiến lượng rác thải nhựa ngày một nhiều hơn. Trên khắp thế giới, mỗi phút có gần 1 triệu chai nước nhựa được mua.

Các nhà khoa học Anh gần đây đã phát triển một công nghệ lọc nước mới, không sử dụng hóa chất hoặc các loại lõi lọc phải thay định kỳ, nhờ đó, góp phần mang lại nguồn nước sạch hơn và giảm thiểu rác thải nhựa.

Theo các nhà phát triển, phương pháp lọc nước mới mang lại khả năng tiếp cận nguồn nước uống sạch, an toàn và giúp chấm dứt sự phụ thuộc vào nước đóng chai nhựa đối với hàng chục nghìn người chỉ riêng ở Vương quốc Anh.

Công ty IF Water, có trụ sở tại Glasgow, cho biết có hàng chục nghìn ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở những vùng xa xôi của Scotland có thể hưởng lợi từ công nghệ của họ.

Anh Duncan Peters (Giám đốc điều hành Công ty IF Water, Scotland) cho biết: “22.000 bất động sản ở Scotland phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước tư nhân như giếng, giếng khoan và suối. 14% trong số đó được phát hiện có vi khuẩn E.coli. Tính riêng ở Vương quốc Anh có 75.000 bất động sản như vậy, con số trên toàn thế giới sẽ lớn hơn nhiều”.

Công nghệ của họ đã được trang bị tại một khách sạn ở phía Tây Scotland không có nguồn cung cấp nước sạch. Nơi này chỉ có nước suối tự nhiên, chảy theo mạch nước ngầm và có màu nâu đặc trưng. Thiết bị lọc mới của IF Water sử dụng công nghệ nén hơi cơ học để chưng cất nước, tạo ra nước sạch tinh khiết, an toàn để uống và loại bỏ mọi chất gây ô nhiễm, dù nó không sử dụng hóa chất hay lõi lọc thông thường.

Ông Parker cho biết khách sạn của ông đã chi hàng chục nghìn Bảng Anh để cố gắng lắp hệ thống lọc nước suối trước đây nhưng không thành công và chi khoảng 13.000 Bảng Anh (khoảng 420 triệu đồng) mỗi năm để cung cấp nước đóng chai cho khách cho đến khi lắp máy lọc nước phương pháp mới. Hệ thống hiện tại có khả năng sản xuất tới 250 lít nước sạch mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của khách sạn.

Ông David Parker (Chủ khách sạn Portsonachan, Scotland) cho rằng: “Thật lạ đời khi chúng ta phải cung cấp nước đóng chai cho mọi người ở Vương quốc Anh, một nơi không phải là nước nghèo khó, thiếu cơ sở vật chất”.

Công ty IF Water cho biết sẽ triển khai công nghệ này để giúp đỡ các vùng bị thiên tai trong tương lai, giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển nước đựng trong chai nhựa. Điều đó có nghĩa là người dân có thể lọc từ bất kỳ nguồn nước nào để cho ra nước sạch theo tiêu chuẩn cao mà không quá tốn kém chi phí.

Chuyên mục
Tổng hợp

Liệt kê 12 tiêu chí chọn mua máy lọc nước cho gia đình chuẩn nhất

Máy lọc nước là thiết bị giúp cung cấp nguồn nước sạch, tinh khiết đem đến sự an toàn và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Cùng Giải Pháp Lọc Nước bỏ túi 12 tiêu chí chọn mua máy lọc nước chất lượng, phù hợp nhất qua bài viết bên dưới nhé!

1/ Xác định nhu cầu sử dụng của gia đình

Mỗi máy lọc nước sẽ có công suất lọc khác nhau nên tùy vào nhu cầu sử dụng trong gia đình để người dùng có thể lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp. Điều này không những giúp tiết kiệm chi phí đầu tư máy lọc mà còn tránh bị lãng phí nước.

Nếu gia đình có khoảng 1 – 6 thành viên, bạn nên trang bị máy có công suất lọc khoảng 15 lít/giờ, còn nếu gia đình có đông thành viên hơn thì máy lọc trên 15 lít/giờ là sự lựa chọn phù hợp.

Trường hợp bạn cần lượng nước lớn để đáp ứng cho mục đích sinh hoạt như: giặt giữ, tắm, kinh doanh, buôn bán,… thì loại máy lọc bán công nghiệp có công suất trong khoảng 30 – 50 – 80 lít nước mỗi giờ sẽ phục vụ tốt cho đời sống của bạn.

2/ Chọn máy lọc nước theo Công nghệ lọc

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Hiện nay, thực trạng nguồn nước ở nhiều nơi bị ô nhiễm, nhiều gia đình đã phải tìm đến máy lọc nước như một giải pháp phổ biến, hiệu quả và an toàn.

Công nghệ lọc nước hiện tại chia làm 3 loại phổ biến, gồm:

  • Công nghệ RO (thẩm thấu ngược)
  • Công nghệ Nano (sử dụng than hoạt tính)
  • Công nghệ UF (nước lọc sạch có khoáng)

Để tìm ra máy lọc nước phù hợp còn tùy thuộc vào nguồn nước đầu vào của gia đình bạn và một vài yếu tố khác, cụ thể bạn có thể tham khảo ở bảng sau:

Ngoài ra, còn có các công nghệ lọc khác như công nghệ MF (nước lọc sạch có khoáng), điện phân (nước ion kiềm giàu hydro), RO kết hợp điện phân (nước ion kiềm), tùy vào nhu cầu mà bạn có thể chọn một chiếc máy lọc nước ưng ý nhất.

Xem thêm: So sánh ưu nhược điểm của các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay

3/ Chọn máy lọc nước theo đặc thù Nguồn nước

Nguồn nước ở mỗi vùng miền sẽ có những đặc điểm khác nhau và không có loại máy lọc nước nào có thể phù hợp với tất cả nguồn nước. Chất lượng của nước đầu ra phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn máy lọc phù hợp với đặc điểm nguồn nước đầu vào ở khu vực mà gia đình đang sinh sống.

Nếu không chắc chắn về tính chất của nguồn nước để lựa chọn bộ lọc phù hợp thì có thể dễ dàng dẫn đến việc nước không được lọc, vẫn bị nhiễm vi khuẩn và có mùi hôi làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Ví dụ:

  • Đối với nước giếng: Thường có ít loại máy lọc nước phù hợp. Đặc biệt việc sử dụng trực tiếp nước giếng sẽ nhanh chóng làm giảm tuổi thọ của lõi lọc nên cần phải xử lý sơ bộ trước khi đưa vào lõi lọc để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra tốt hơn.
  • Đối với nước máy: Có thể sử dụng rất nhiều loại máy lọc (RO hay Nano đều thích hợp).

4/ Chọn máy lọc nước phù hợp với Vị trí lắp đặt và Không gian sống

Hiện nay, máy lọc nước có đa dạng các thiết kế như tủ đứng, để bàn, lắp âm để người dùng có đa dạng sự lựa chọn. Vì vậy, tùy thuộc vào địa hình, diện tích khu vực đặt để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

5/ Chọn máy lọc nước phù hợp với Độ tuổi thành viên trong gia đình

Nếu nhà bạn có em bé, người bệnh, người già, thường xuyên cần nước để pha sữa, pha trà hay cần nước nóng ấm để uống thuốc,… thì một chiếc máy lọc nước nóng lạnh sẽ giúp mọi sinh hoạt của gia đình bạn trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

Ngược lại, nếu bạn chỉ có nhu cầu lọc nước nguội để uống, nấu ăn,… thì chiếc máy lọc nước thông thường sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn tiết kiệm được chi phí.

6/ Chọn máy lọc nước dựa vào số Lõi lọc tạo khoáng

Lõi lọc tạo khoáng là những lõi lọc bổ trợ được trang bị trong máy lọc nước RO. Những lõi lọc này không có tác dụng chính là lọc nước mà chúng có vai trò tạo khoáng, tạo vị và nâng cao chất lượng nguồn nước đầu ra.

Nước gần như sẽ được làm sạch hoàn toàn (như nước cất) sau khi qua màng lọc RO. Những lõi lọc từ lõi số 5 đến lõi số 11 có chức năng hỗ trợ tạo khoáng. Tùy vào nhu cầu sử dụng và nguồn nước đầu vào mà bạn có thể chọn mẫu lọc nước có số lõi lọc phù hợp để tiết kiệm chi phí.

Xem thêm: Danh sách các lõi lọc nước trong máy lọc nước RO và công dụng chính của lõi

7/ Chọn máy lọc nước có Nguồn gốc, xuất xứ

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái, gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Vì vậy bạn cần kiểm tra xuất xứ và lựa chọn các sản phẩm được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ tiên tiến, có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Việt Nam để yên tâm sử dụng trong thời gian dài.

8/ Chọn máy lọc nước đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế

Chất lượng nước sau lọc cần phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng nước – QCVN 6-1:2010/BYT do Bộ Y tế ban hành và được cấp bởi các cơ quan uy tín như Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường – Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, nước được cho là tốt cho sức khỏe chỉ khi nước sạch và chứa nhiều khoáng chất canxi. Nước khoáng giúp tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vì vậy, người dùng nên sự dụng nguồn nước còn khoáng sẽ tốt hơn việc sử dụng nước tinh khiết trong thời gian dài (Theo công bố của WHO).

9/ Chọn máy lọc nước theo Hãng

Trên thị trường có nhiều máy lọc nước với rất nhiều thương hiệu khác nhau, vì vậy để đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng về lâu dài, bạn nên chọn những hãng có tên tuổi, uy tín trên thị trường, cụ thể có thể tham khảo qua bàng sau (cập nhật đến 02/2024):

10/ Chọn máy lọc nước có Tiện ích đi kèm

Một chiếc máy lọc nước được trang bị nhiều công nghệ, tiện ích thông minh đi kèm, không những chăm sóc sức khỏe người dùng mà còn tăng độ bền bỉ như tự động nhắc nhở người dùng thay lõi lọc sau một thời gian dài sử dụng.

11/ Chọn máy lọc nước theo Nhu cầu tài chính

Người dùng nên cân nhắc thật kỹ về vấn đề tài chính trước khi chọn mua máy lọc nước để tìm được sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình. Giá bán của các loại máy lọc nước rất đa dạng, tùy thuộc vào thiết kế, thương hiệu, tính năng và khả năng của từng loại máy mà sẽ có độ chênh lệch nhất định

Hiện nay, máy lọc nước được bán với rất nhiều mức giá dao động từ 3 triệu đến trên 50 triệu đồng. Với mức giá tối thiểu thì máy có đã có thể lọc được nguồn nước uống thông thường và với mức giá cao, máy sẽ có thêm nhiều công nghệ thông minh hơn.

12/ Chọn nơi bán máy lọc nước uy tín, chính sách bảo hành tốt

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cửa hàng, địa điểm bán lẻ máy lọc nước. Bạn nên tìm hiểu kỹ những địa điểm bán hàng uy tín có chính sách bảo hành rõ ràng để đảm bảo mua được sản phẩm chất lượng với chế độ hậu mãi tốt.

Đồng thời, bạn nên mua ở những cửa hàng gần khu vực sinh sống của mình để tiện cho việc bảo hành, chăm sóc khách hàng, khắc phục sự cố, thay thế lõi,… khi cần thiết.

Chuyên mục
Tổng hợp

Danh sách các lõi lọc nước trong máy lọc nước RO và công dụng chính của lõi

Máy lọc nước RO với cấu trúc chính là các lõi lọc. Xem ngay thứ tự các lõi lọc nước trong máy lọc RO và công dụng chính của nó như thế nào?

Máy lọc nước RO hiện có dòng 5 đến 9 lõi lọc nước. Mỗi lõi lọc có một đặc điểm, chức năng và công dụng khác nhau. Đặc biệt, các lõi lọc từ 1-9 đến được đánh số để đảm bảo lõi lọc dễ nhận biết. Khi lắp vào trong máy, hoặc khi thay lõi lọc nước cần phải tránh sai kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động để tạo nước ra sạch.

Xem và lựa chọn máy lọc nước Philips giá tốt và freeship, free lắp đặt tận nơi toàn quốc tại Shopee:

https://shope.ee/604IrjdvNY

Lõi 1: Lõi sợi bông PP (foam of Polypropylene)

Lõi được cấu tạo bởi từ sợi bông xốp của nhựa polyproplene. Sau đó, nó được nén chạt tạo ra khe lọc khác nhau, khe lọc 5micron.

Chức năng chính là lọc chất huyền phù, rỉ sét, bùn đất, chất lơ lủng trong nước…

Thay thế: về bản chất, sợi PP này không bị hỏng, tuy nhiên, khi sử dụng lâu ngày, các chất ô nhiễm tích lũy, gây ra nguy cơ giữ các chất bẩn trong hệ thống, làm sạch các chất lơ lửng, lọc phèn, khó có thể làm sạch bằng phương pháp rửa. Thời gian thay lõi lọc là từ 3-6 tháng.

Lõi 2: than hoạt tính dạng hạt (Granue Activated Carbon)

Lõi được cấu tạo bởi một vỏ nhựa, chứa bên trong là than gáo dừa được hoạt hóa. Than hoạt tính có tính có cấu trúc xốp rỗng. Các vết rỗng – nứt vi mạch có khả năng hấp thụ nhanh và mạnh.

Chức năng của than hoạt tính là hấp thụ các chất nhờn, mùi, hữu cơ hòa tan, các chất nhờ. Than hoạt tính có chức năng xử lý chất phóng xạ, asen và amoni.

Thay thế bằng cách rửa sạch lớp vỏ bên ngoài. Tuy nhiên, thực tế của nó không làm tái tạo các lớp xốp rỗng. Thời gian thay thế 6-9 tháng.

Lõi 3: than hoạt tính ép (CTO)

Than hoạt tính có dạng bột nhỏ, được ép thành khối, nhằm tăng diện tích tiếp xúc với nước. Lõi than ép thường có hiệu quả hơn so với lõi than dạng hạt.

Chức năng của than hoạt tính là hấp thụ mạnh các chất nhờn, mùi, hữu cơ hòa tan. Than hoạt tính còn chứng tỏ dược hiệu quả trong việc xử lý chất phóng xạ, asen và amoni. Thời gian thay thế là khoảng 10 tháng.

Lõi 4: Lõi R/O (màng lọc R/O)

Lõi 4 hay còn gọi là màng R.O được cấu tạo bởi sợi tổng hợp polyamid, là chất liệu khó phân hủy trong tự nhiên.

Chức năng: Lõi lọc siêu nhỏ 0.0001micron, nhỏ hơn hàng trăm lần vi khuẩn, màng R.O đem đến sự an toàn trong quá trình lọc. Màng lọc RO có khả năng loại bỏ tới 90% kim loại năng trong nước đem đến nguồn nước sạch, khỏe mạnh.

Đối với nước giếng khoan, nước nông cần có hệ thống lọc trước khi đưa vào trong máy. Mục đích là nhằm giảm các chất cặn bẩn, hạn chế tắc màng lọc, tăng hiệu suất lọc cao hơn.

Thay thế – bảo dưỡng: màng R.O lên được rửa bề mặt (với van xả tay) khoảng 1 tháng 1 lần. Thông thường, sau khoảng 24 tháng sử dụng, màng R.O bắt đầu giảm công suất lọc. Nếu thay lõi lọc thô đúng thời hạn thì tuổi thọ trung bình của RO là 3 năm. Đối với một số nguồn nước tố, màng lọc có thể sử dụng hiệu quả đến 5 năm.

Lõi 5: Than hoạt tính T33 (còn gọi là lõi carbon tăng cường)

Đây là lõi với than hoạt tính chất lượng cao nhất, có khả năng nâng cao độ PH và tạo cảm giác tươi mát hơn khi uống.

Thay thế: Các chuyên gia khuyến cáo sử dụng không quá 1 năm.

SAU 5 CẤP LỌC, KHÔNG CÒN LÕI LỌC NÀO LÀM CHO NƯỚC SẠCH THÊM – CÁC LÕI LỌC TIẾP THEO LÀ CÁC LÕI BỔ SUNG CHỨC NĂNG.

Lõi Nano bạc

Lõi có tác dụng diệt khuẩn, thời gian có tác dụng trong khoảng 6 phút khi tiếp xúc. Các lõi nano bạc chỉ có tổng diện tích tiếp xúc với nước là ~2cm2 (trong khi lưu lượng 10l/h), thời gian tiếp xúc là nhỏ hơn 0.3 giây. Ngược lại, nếu dùng trong thời gian quá dài có thể làm cho nước nhiễm ion bạc. Điều đó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Lõi tạo nước điện giải (alkaline)

Lõi này có chức năng nâng PH của nước lên cao. Nguồn nước được bổ sung thêm độ PH có thể làm mất đi môi trường gây bệnh tật trong cơ thể.

Tác dụng của lõi tạo kiềm (nước alkaline) đã được nhiều nhà khoa học và bác sỹ độc lập kiểm chứng thực tế trên nhiều thực nghiệm, và đã chứng minh được khả năng trung hòa axit trong dạ dày, làm giảm triệu chứng bệnh đau dạ dày, giảm axit uric (bệnh gout), làm chậm lại quá trình phát triển của tế bào ung thư, cũng như giúp đẩy lùi quá trình lão hóa, oxy hóa tại các tế bào. Thời gian thay thế lõi lọc là 12 tháng.

Lõi tạo khoáng

Lõi có chứa các hạt gốm sinh học tự nhiên, chứa một lượng nhỏ các nguyên tố vi lượng Magie, Natri, Canxi, và một số loại khoáng chất thiên nhiên…

Thay thế: lõi tạo khoáng có tác dụng trong khoảng 24 tháng.

Lõi hồng ngoại – oxy

Lõi lọc sử dụng các hạt sứ, có khả năng bức xạ viễn hồng ngoại thấp, hiệu quả của cường độ bức xạ hồng ngoại tốt. Thực tế là hệ thống lọc thô PPF càng dày càng tốt thì giai đoạn lọc than hoạt tính càng nhiều càng tốt.

Chuyên mục
Công nghệ Tổng hợp

Thẩm thấu ngược là một quy trình công nghệ dùng để sản xuất nước sạch

Thẩm thấu ngược (tiếng Anh gọi là reverse osmosis, viết tắt R.O.) là một quy trình công nghệ dùng để sản xuất nước sạch cho dân dụng.

Thẩm thấu ngược bao gồm một quá trình làm sạch nước ban đầu được phát triển để khử muối có trong nước biển. Ý tưởng tạo ra quá trình này là làm cho nước biển có thể sử dụng được cho các hoạt động của cuộc sống như dùng để uống, giặt giũ, tái chế và thậm chí có thể sản xuất năng lượng. Quá trình này đã rất thành công và nó hoạt động một cách hiệu quả trong việc loại bỏ muối và các khoáng chất biển khác ra khỏi nước biển. Các nhà máy xử lý nước và các hệ thống thiết bị làm sạch đã sử dụng nhiều quá trình thẩm thấu ngược để lọc sạch và làm thanh khiết nước.

Theo Hiệp hội khử muối Quốc tế (International Desalination Association-IDA), có hơn 1300 nhà máy nước đang vận hành thành công với công nghệ thẩm thấu ngược. Nước đã được làm sạch được sử dụng cho các mục đích công nghiệp cũng như sản xuất nước đóng chai.

Quy trình xử lý

Để hiểu được quá trình thẩm thấu ngược, đầu tiên chúng ta phải xem xét quá trình thẩm thấu. Nước có xu hướng di chuyển sang các dung dịch hòa tan có nồng độ cao. Thẩm thấu là quá trình xảy ra giữa hai dung dịch, được ngăn bởi một lớp màng bán thấm và một trong hai dung dịch có nồng độ cao có xu hướng làm cân bằng chúng vì nước sẽ di chuyển từ dung dịch có nồng độ thấp sang dung dịch có nồng độ cao hơn làm cho cân bằng tỉ lệ hòa tan dung môi. Khi thẩm thấu ngược, áp suất được áp dụng để giữ nước khỏi di chuyển sang dung dịch có nồng độ cao. Khi nước được đẩy sang dung dịch có nồng độ thấp hơn và đi qua một lớp màng được đục lỗ, chất tan được tách ra khỏi dung dịch và chỉ có nước nguyên chất đi qua được lớp màng bán thấm.

Màng lọc RO

Màng lọc RO được sản xuất từ chất liệu Polyamit, công nghệ lọc RO được phát minh và nghiên cứu từ những năm 50 của thế kỷ trước và phát triển hoàn thiện vào thập niên 70. Đầu tiên nó nó được nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu cho lĩnh vực hàng hải và vũ trụ của Hoa Kỳ. Được phát minh bởi nhà khoa học Oragin. Sau này công nghệ RO được ứng dụng rộng rãi vào trong đời sống và sản xuất, như sản xuất nước uống, cung cấp nước tinh khiết cho sản xuất thực phẩm, dược phẩm hay phòng thí nghiệm…

Nguyên lý hoạt động của màng RO

Theo một cơ chế ngược lại với các cơ chế lọc thẩm thấu thông thường, nhờ lực hấp dẫn của trái đất để tạo ra sự thẩm thấu của các phân tử nước qua các mao mạch của lõi lọc (chẳng hạn như lõi lọc dạng gốm Ceramic). Màng lọc RO hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm cao áp tạo ra một dòng chảy mạnh (đây có thể gọi là quá trình phân ly trong chính dòng nước ở môi trường bình thường nhờ áp lực) đẩy các thành phần hóa học, các kim loại, tạp chất..có trong nước chuyển động mạnh, văng ra vùng có áp lực thấp hay trôi theo dòng nước ra ngoài theo đường thải (giống như nguyên lý hoạt động của thận người). Trong khí đó các phân tử nước thì lọt qua các mắt lọc cỡ kích cỡ 0,0001 micromet (nhỏ hơn 500,000 lần so với đường kính một sợi tóc của con người) nhờ áp lực dư, với kích cỡ mắt lọc này thì hầu hết các thành phần hóa chất kim loại, các loại vi khuẩn đều không thể lọt qua.

Quy trình xử lý nước uống tinh khiết theo công nghệ R.O. (trên máy lọc nước RO gia đình tiêu chuẩn) gồm có các công đoạn như sau:

  • PP (Polipropylen): kích thước của cặn lọc được, từ 1 µm đến 5µm; Lọc giữ lại tạp chất dạng như: cát, rong rêu, gỉ sắt…
  • Carbon (UDF): Hấp thụ ion kim loại nặng, khử hóa chất, độc tố.
  • Carbon (CTO): Khử màu, khử mùi, làm trong nước, cân bằng độ pH.
  • Màng lọc R.O (R.O. membrane): Kích thước của cặn lọc được là 0,001µm; Lọc thải vi khuẩn, làm giảm độ TDS, tạo ra nguồn nước tinh khiết.
  • Carbon T/33: Làm từ than hoạt tính của dừa, có tác dụng làm cho nước uống có vị ngọt mát tự nhiên.

Các loại nước mà một hệ thống thẩm thấu ngược xử lý được:

Đối với một hệ thống thẩm thấu ngược, nước đầu vào có thể lấy từ ba nguồn chủ yếu. Nước máy, nước ngầm và nước biển. Nước máy là nguồn phổ biến nhất sử dụng cho các hệ thống thẩm thấu ngược. Các tạp chất và cặn có trong nước máy có thể được loại bỏ dễ dàng với một hệ thống RO và hơn nữa, nó cũng làm mềm nước và loại bỏ được các loại mùi vị. Nước lấy từ các nguồn này, sau khi đi qua hệ thống RO được phân loại dựa trên cơ sở hàm lượng Tổng chất rắn hòa tan (Total Dissolved Solid-TDS) có trong nước. Hiệp hội sức khỏe Mỹ (American Health Association-AHA [1]) đã công bố rằng chỉ số TDS có trong nước uống nên nhỏ hơn 1,000 PPM. Nước có hàm lượng TDS cao hơn có thể được dùng cho các mục đích công nghiệp khác như phục vụ nông nghiệp, khai thác mỏ, đóng chai…

Ứng dụng của hệ thống thẩm thấu ngược trong hộ gia đình

Các hệ thống thẩm thấu ngược được thiết kế cẩn thận hơn cho các mục đích của hộ gia đình và có các lớp màng lọc có chất lượng cao để đảm bảo có được nước uống chất lượng cao với hàm lượng TDS ít nhất. Một vài điểm đặc trưng quan trọng hơn của các hệ thống thẩm thấu ngược trong hộ gia đình được đề cập dưới đây:

  • Nước lọc qua hệ thống lọc sẽ đạt mức tinh khiết và có thể uống được ngay
  • Quá trình lọc được chia thành các giai đoạn như: Tiền xử lý, lọc thô, loại bỏ các tạp chất như bùn đất, rỉ sét…
  • Các lớp màng lọc có thể được thay thế dễ dàng và chỉ mất ít chi phí.
  • Vòi nước lọc có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị phân phối nước của bạn.
  • Hệ thống hoạt động tự động, có thể tự ngắt quá trình lọc khi bình nước đầy, hoặc nguồn nước đầu vào không có.
  • Các máy lọc nước RO hiện nay có thể có từ 5 đến 10 cấp lọc tùy thuộc các đặc điểm sử dụng

Một số bộ phận cơ bản của hệ thống thẩm thấu ngược dùng trong các hộ gia đình:

Lọc sơ cấp

Một bơm áp suất được sử dụng để tạo ra áp lực bên ngoài đẩy nước đi qua hệ thống lọc. Ở công đoạn này, nước được trải qua quá trình tiền xử lý loại bỏ các chất gây ô nhiễm như cát, chất bẩn và các khoáng chất lắng đọng khác. Các lõi lọc sử dụng ở đây gọi là lõi lọc cặn. Thỉnh thoảng khi nước bị hoài nghi nhiễm xăng dầu, lõi lọc cacbon cũng sẽ được sử dụng trong công đoạn lọc sơ cấp để bảo vệ các lớp màng lọc.

Thiết bị thẩm thấu ngược (Màng lọc RO):

Thiết bị thẩm thấu ngược là yếu tố cơ bản của hệ thống. Các lớp màng thẩm thấu ngược được thiết kế đặc biệt được sử dụng trong thiết bị này để lọc nước và loại bỏ khỏi nước tất cả các loại tạp chất, vi khuẩn. Có hai dạng màng thẩm thấu ngược được sử dụng phổ biến. Màng làm từ vật liệu Cellulose tri-acetate (CTA) dạng cuộn xoắn có khả năng chịu được clo và sẽ không bị hư hại bởi sự có mặt của clo trong nước. Màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt không có khả năng chịu được clo và cần phải có các lõi lọc cacbon trong công đoạn xử lý sơ cấp. Với một nguồn nước vào đều đặn, thiết bị thẩm thấu ngược có thể sản xuất một triệu galông nước trong một ngày.

Lọc thứ cấp

Các lõi lọc thứ cấp được sử dụng để loại bỏ các loại mùi vị có thể có trong nước. Lọc thứ cấp thường là các lõi lọc cacbon và nước sẽ đi qua chúng sau khi đi ra khỏi thiết bị thẩm thấu ngược.

Bộ khống chế dòng chảy và hệ thống nước thải

Thiết bị thẩm thấu ngược cũng có một đường nước thải để cho thoát tất cả các tạp chất và chất gây ô nhiễm ra khỏi hệ thống. Ống nước thải và ống cấp nước sạch đều được gắn vào thiết bị thẩm thấu ngược, do đó cần phải có một bộ phận khống chế dòng chảy để giữ nước sạch không đi xuống đường nước thải.

Bình chứa nước

Một bình chứa lớn được sử dụng để tích trữ nước đã được lọc. Bình nước này thường có thể tích trữ lên đến 2.5 galông nước. Nước này có thể được dùng cho các mục đích để uống hoặc bất cứ nhu cầu sử dụng hàng ngày nào khác.

Nguồn wikipedia

Chuyên mục
Tổng hợp

Nước hydrogen là gì? Công dụng của nước hydrogen. Những lưu ý khi sử dụng

Máy lọc nước hydrogen tạo ra nước hydrogen chứa Hydro, uống tốt cho sức khỏe vì giúp trung hòa lượng axit dư thừa và loại bỏ hiệu quả các tác nhân gây hại trong cơ thể.

Nước hydrogen là gì?

Nước hydrogen là nước có hòa tan khí hydrogen, không màu, không mùi và không vị. Giống như nước uống có gas bổ sung carbonat, nước giàu oxy chứa nhiều oxy hòa tan thì nước hydrogen có nhiều hydro. Đây là nguyên tử có trọng lượng nhỏ nhất trên hành tinh, được ứng dụng nhiều lĩnh vực trong đời sống và y tế.

Độ pH bình thường của nước tinh khiết là 7, còn ở nước hydrogen do chứa các ion H+ nên có độ pH ở mức kiềm nhẹ là 8.0 – 8.5. Theo tiêu chuẩn tại Việt Nam, giá trị pH cho phép dùng để uống là 6.5 – 8.5, do đó nguồn nước hydrogen nằm trong khoảng cho phép của Bộ Y Tế.

Các tính chất cần có của nước hydrogen

Nước hydrogen có chỉ số oxy hóa khử ORP trong khoảng -100 đến -150 và mức độ hydrogen hòa tan 140 – 200ppb, giúp trung hòa và loại bỏ các tác nhân oxy hóa mạnh.

Để nhận biết nước có giàu hydrogen, cách đơn giản nhất là bạn có thể dùng mắt để quan sát các hạt bóng khí, bọt khí bám vào thành cốc sau khi bạn rót nước từ máy lọc nước.

Lợi ích mà nước hydrogen mang lại

Loại bỏ axit dư thừa và các tác nhân gây hại

Nước hydrogen không chỉ có tính kiềm mà còn có tính khử mạnh, giúp ức chế sự kích thích của các tác nhân gây hại, cân bằng lượng axit trong nước, đồng thời chống lại các chất oxy hóa.

Vì đặc tính trên mà nước hydrogen có thể giúp bạn ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do axit dư thừa, đồng thời bảo vệ sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Trung hòa các tác nhân gây lão hóa

Nước hydrogen có thể cung cấp electron, làm giảm các gốc tự do nhằm kháng lại các tác nhân oxy hóa, gây lão hóa. Vì vậy, nguồn nước hydrogen vô cùng hữu ích cho các chị em giữ mãi nét đẹp của làn da, ngăn ngừa lão hóa hiệu quả.

Cân bằng độ pH cơ thể

Nước hydrogen chứa các ion H+ có tác dụng trung hòa lượng axit dư thừa, đồng thời cân bằng độ pH trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mệt mỏi và căng thẳng hiệu quả.

Cải thiện tình trạng bệnh lý

Nước hydrogen có tính khử mạnh, chống viêm nhiễm, đồng thời ngăn chặn sự tác động của các tác nhân gây hại đến DNA và các thành phần tế bào quan trọng khác. Chưa hết, loại nước này còn giúp làm giảm mức cholesterol nên có thể giúp bạn cải thiện các vấn đề bệnh lý như: tiểu đường, gout, cao huyết áp, bệnh phổi,…

Một số lưu ý khi sử dụng nước hydrogen

Nên dùng ngay sau khi rót ra

Hydrogen là các phân tử có kích thước siêu nhỏ, tồn tại trong nước do hình thành các liên kết hydrogen nên giữ được trong nước một khoảng thời gian. Tuy nhiên, hydrogen là khí dễ bay hơi, đặc biệt quá trình bay hơi lại phụ thuộc vào nhiệt độ của nước.

Nếu nước ở nhiệt độ 25 độ C thì thời gian ở trong nước là trên 15 phút. Nếu cao hơn thì sẽ bay hơi ngay lập tức. Vì thế, bạn nên uống ngay khi rót nước hydrogen ra ngoài để tránh làm giảm chất lượng nước, không còn giá trị khi uống.

Nước hydrogen vẫn có thể đun sôi

Nước hydrogen rất dễ bay hơi, tuy vẫn đun sôi được bình thường nhưng khi đun sôi thì hàm lượng hydrogen sẽ bay hơi hết, còn lại là nước thường. Vậy nên, tốt nhất là bạn hãy uống nước hydrogen ngay sau khi lấy từ vòi ra.

Trẻ nhỏ vẫn có thể sử dụng nước hydrogen

Nhiều người nghĩ trẻ nhỏ không uống được nước hydrogen. Tuy nhiên, nó hoàn toàn phù hợp với cả trẻ nhỏ, kể cả trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhưng khi cho trẻ uống, bạn cần hâm nóng nước trên 63 độ C để đảm bảo nước không bị tái nhiễm vi khuẩn trong khi rót ra.

Lượng nước hydrogen nên dùng mỗi ngày là bao nhiêu?

Nước hydrogen được Bộ Y tế Nhật Bản khuyến khích người dân sử dụng từ những năm 1965. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng nước hydrogen từ 1.5 – 2 lít/ngày nếu hàm lượng ppb lớn hơn 1500, còn nếu hàm lượng này nhỏ hơn 1000 thì bạn nên uống 3 – 4 lít/ngày.

Exit mobile version